Chọn ngành nghề An Ninh / Bảo Vệ An toàn lao động Bán hàng / Kinh doanh Bán lẻ / Bán sỉ Bảo hiểm Bất động sản Biên phiên dịch Bưu chính viễn thông Chăn nuôi / Thú y Chứng khoán CNTT - Phần cứng / Mạng CNTT - Phần mềm Công nghệ sinh học Công nghệ thực phẩm / Dinh dưỡng Cơ khí / Ô tô / Tự động hóa Dầu khí Dệt may / Da giày / Thời trang Dịch vụ khách hàng Du lịch Dược phẩm Điện / Điện tử / Điện lạnh Đồ gỗ Giải trí Giáo dục / Đào tạo Hàng gia dụng / Chăm sóc cá nhân Hàng hải Hàng không Hành chính / Thư ký Hóa học In ấn / Xuất bản Kế toán / Kiểm toán Khoáng sản Kiến trúc Lao động phổ thông Lâm Nghiệp Luật / Pháp lý Môi trường Mỹ thuật / Nghệ thuật / Thiết kế Ngân hàng Nhà hàng / Khách sạn Nhân sự Nội ngoại thất Nông nghiệp Phi chính phủ / Phi lợi nhuận Quản lý chất lượng (QA/QC) Quản lý điều hành Quảng cáo / Đối ngoại / Truyền Thông Sản xuất / Vận hành sản xuất Tài chính / Đầu tư Thống kê Thu mua / Vật tư Thủy lợi Thủy sản / Hải sản Thư viện Thực phẩm & Đồ uống Tiếp thị / Marketing Tiếp thị trực tuyến Tổ chức sự kiện Trắc địa / Địa Chất Truyền hình / Báo chí / Biên tập Tư vấn Vận chuyển / Giao nhận / Kho vận Xây dựng Xuất nhập khẩu Y tế / Chăm sóc sức khỏe Bảo trì / Sửa chữa Ngành khác
Chọn ngành nghề An Ninh / Bảo Vệ An toàn lao động Bán hàng / Kinh doanh Bán lẻ / Bán sỉ Bảo hiểm Bất động sản Biên phiên dịch Bưu chính viễn thông Chăn nuôi / Thú y Chứng khoán CNTT - Phần cứng / Mạng CNTT - Phần mềm Công nghệ sinh học Công nghệ thực phẩm / Dinh dưỡng Cơ khí / Ô tô / Tự động hóa Dầu khí Dệt may / Da giày / Thời trang Dịch vụ khách hàng Du lịch Dược phẩm Điện / Điện tử / Điện lạnh Đồ gỗ Giải trí Giáo dục / Đào tạo Hàng gia dụng / Chăm sóc cá nhân Hàng hải Hàng không Hành chính / Thư ký Hóa học In ấn / Xuất bản Kế toán / Kiểm toán Khoáng sản Kiến trúc Lao động phổ thông Lâm Nghiệp Luật / Pháp lý Môi trường Mỹ thuật / Nghệ thuật / Thiết kế Ngân hàng Nhà hàng / Khách sạn Nhân sự Nội ngoại thất Nông nghiệp Phi chính phủ / Phi lợi nhuận Quản lý chất lượng (QA/QC) Quản lý điều hành Quảng cáo / Đối ngoại / Truyền Thông Sản xuất / Vận hành sản xuất Tài chính / Đầu tư Thống kê Thu mua / Vật tư Thủy lợi Thủy sản / Hải sản Thư viện Thực phẩm & Đồ uống Tiếp thị / Marketing Tiếp thị trực tuyến Tổ chức sự kiện Trắc địa / Địa Chất Truyền hình / Báo chí / Biên tập Tư vấn Vận chuyển / Giao nhận / Kho vận Xây dựng Xuất nhập khẩu Y tế / Chăm sóc sức khỏe Bảo trì / Sửa chữa Ngành khác
Tác giả: P.N.Hằng
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). 1. Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh).Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
Hộp 1 - Tại sao doanh nghiệp cần biết về các loại trợ cấp?
Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp này (bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu) từ thời điểm gia nhập. Riêng đối với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí thành tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hoá mà cơ quan Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp được hưởng từ trước ngày gia nhập WTO thì sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến hết 5 năm kể từ ngày gia nhập.
Hộp 2 - Kiện chống trợ cấp quy định ở đâu? Các vấn đề về trình tự, thủ tục kiện chống trợ cấp và các điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng được quy định tại:
Để có các kiến thức chung về kiện chống trợ cấp, doanh nghiệp có thể tìm thông tin tại Hiệp định SCM. Tuy nhiên, để phục vụ các vụ kiện cụ thể tại mỗi nước, doanh nghiệp cần tiếp cận pháp luật về chống trợ cấp của nước đó.
Hộp 3 – Xác định lượng nhập khẩu “không đáng kể” (trong vụ kiện chống trợ cấp) như thế nào? Giả sử Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia (là các nước đang phát triển) cùng với nhiều nước khác cùng nhập khẩu một mặt hàng X vào nước Y. Trong đó:
Nếu ngành sản xuất mặt hàng X của nước Y định kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng X chỉ của Việt Nam nhập khẩu vào Y thì đơn kiện sẽ bị bác hoặc nếu vụ kiện đã khởi xướng thì cũng sẽ bị đình chỉ do Việt Nam là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu mặt hàng X vào nước Y ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng X từ tất cả các nguồn vào Y Nếu vụ kiện chống lại Việt Nam và Trung Quốc thì cũng theo tiêu chí này, vụ việc có thể sẽ tiếp tục với hàng Trung Quốc nhưng phải chấm dứt với hàng Việt Nam Tuy nhiên nếu vụ kiện tiến hành chống lại cả Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc thì vụ kiện sẽ được tiến hành bình thường với tất cả 4 nước này vì tổng lượng nhập khẩu hàng X vào nước Y từ 3 nước Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia (các nước đang phát triển có lượng nhập trong tổng lượng nhập hàng X vào Y dưới 4%) là 10,5% (cao hơn mức 9% theo quy định).
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và (ii) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Hộp 4 – Ví dụ về điều kiện khởi kiện của ngành sản xuất nội địa nước xuất khẩu Giả sử ngành sản xuất mặt hàng A của nước B muốn kiện các nhà xuất khẩu Việt Nam vì đã bán mặt hàng A được trợ cấp vào nước B. Nếu ngành sản xuất mặt hàng A của nước B có tổng cộng 5 nhà sản xuất (NSX), trong đó:
Nếu NSX 4 (15%) khởi kiện, các NSX 1 (9%), 2 (5%), 3 (15%) đều bày tỏ ý kiến về việc khởi kiện này và NSX 5 (56%) không có ý kiến gì thì:
Hộp 5 - Chính sách phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp ở nước ngoài
+ Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện có thể xảy ra; + Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có thông tin cần thiết
Hộp 55 - Một số biện pháp “kỹ thuật” để sẵn sàng đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp
Nội dung: Các quy định về chống trợ cấp ở Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này. Cơ quan có thẩm quyền
Hộp 6 - Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin và hỗ trợ về chống trợ cấp ở đâu?
Tác giả: Phạm Nguyệt Hằng (tổng hợp)
Tham dự hội nghị có gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tại Quảng Ngãi, đại diện các Phòng ban của Sở Lao động, đại diện Hội doanh nghiệp tỉnh, Đoàn luật sư, một số chi hội doanh nghiệp các huyện, các luật sư, luật gia, cộng tác viên tham gia mạng lưới TVPL, Đại diện lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực và Lãnh đạo Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ngãi và chuyên gia đến từ Hội khoa học kỹ thuật an toàn Vệ sinh lao động Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị đã được nghe đại diện lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Nghị định, trình bày về quá trình xây dựng và ban hành Nghị định số
ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ – CP, theo đó Nghị định được ban hành trên cơ sở căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật. Trên cơ sở đó Luật đã giao Chính phủ hướng dẫn thi hành điều này.
Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc Thiết lập mạng lưới TVPL cho doanh nghiệp, hoạt động này sẽ được căn cứ và cả Nghị đinh số 55/2019/NĐ CP và Nghị định số 39/2018/NĐ –CP về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông tư số 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên theo quy định tạ
ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sau khi nghe giới thiệu những nội dung mới về Nghị định
ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư 06/TT – BKHĐT ngày 29/3/2019 hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên, các đại biểu và tư vấn viên đã thảo luận chuyên đề “
Mở đầu chuyên đề, Đại diện Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã có báo cáo về tình hình công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó với tốc độ phát triển nhanh, số lượng lao động lớn, nhiều năm qua, Quảng Ngãi hết sức coi trọng công tác ATVSLÐ. Quảng Ngãi đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATVSLÐ đến các doanh nghiệp, người lao động và đông đảo người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của mọi người trong việc tuân thủ chính sách, pháp luật. Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLÐ năm 2019 (từ ngày 1 đến 31-5), với chủ đề "Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc", Quảng Ngãi đã yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực hướng về doanh nghiệp, cơ sở lao động và người lao động trong cả khu vực có hợp đồng và lao động tự do. Thời gian tới, Sở Lao động sẽ phối hợp với các đại diện doanh nghiệp sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao hơn nữa ý thức của người lao động, chủ sử dụng lao động trong công tác ATVSLÐ, phòng ngừa nguy cơ TNLÐ trong sản xuất, kinh doanh. Ðồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách pháp luật về ATVSLÐ; tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm ATVSLÐ. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ TNLÐ trong đều do chủ đầu tư và người lao động chưa tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động. Doanh nghiệp để xảy ra TNLÐ thường vi phạm "ba không", đó là không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn khi làm việc; không huấn luyện hoặc huấn luyện ATLÐ chưa đầy đủ cho người lao động; không có thiết bị bảo đảm an toàn. Còn với khu vực lao động tự do, công tác bảo đảm ATVSLÐ thường bị "bỏ qua", nhất là tại các công trình xây dựng. Mặt khác, việc các doanh nghiệp, chủ đầu tư được báo trước khi có các đoàn thanh tra đến cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến TNLÐ gia tăng, bởi không ít sai sót trong công tác bảo đảm an toàn lao động đã bị bưng bít, che đậy; đồng thời làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra thanh tra.
Trên cơ sở các nội dung trình bày của Sở Lao động TB&XH tỉnh Quảng Ngãi và chuyên gia, các đại biểu đã thảo luận, phản ánh và đặt ra câu hỏi, với các chuyên gia và tư vấn viên. Trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn ở địa phương các chuyên gia và các tư vấn viên đã có những câu trả lời xác đáng, đáp ứng một phần yêu cầu của đại biểu dự hội nghị đối thoại. Các đại biểu đánh giá cao về chất lượng tổ chức cũng như nội dung của hội nghị./.
Cá nhân, tổ chức quan tâm có thể tải file tài liệu đính kèm để tham khảo
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới trên 97% tổng số các doanh nghiệp. Quy mô nhỏ và vừa, năng lực quản trị, năng lực sản xuất, năng lực pháp lý thấp, đồng nghĩa với đó là năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, không thể thiếu việc nâng cao năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng. Vậy, năng lực pháp lý và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV hiện nay như thế nào? Hiện nay cả nước có gần 630 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động. Khảo sát cho thấy, nhu cầu về hỗ trợ pháp lý ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng buộc các doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực pháp lý. Vậy, trong bối cảnh này, việc hỗ trợ pháp lý có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Đâu là những khó khăn, hạn chế của công tác hỗ trợ pháp lý trong thời gian vừa qua? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Chương trình Kinh doanh và Pháp luật có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ nguồn nhân lực – Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, PGS. TS Dương Đăng Huệ - Giám đốc Trung tâm Thông tin, tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nam Định để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Phóng viên hỏi: Thưa Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng. Vậy, dưới góc độ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bà đánh giá như thế nào về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của khối doanh nghiệp này? Trả lời: Về nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật: Đối với các DNNVV, việc nắm bắt kịp thời những thông tin, thực hiện đúng những quy định của pháp luật là hết sức cần thiết và tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, chiến lược phát triển và nhu cầu của chủ sở hữu, người quản lý hoặc các thành viên sáng lập Công ty mà nhu cầu tiếp cận về pháp luật có mức độ khác nhau. Việc tiếp cận văn bản pháp luật, am hiểu và thực thi theo đúng pháp luật của DN tác động rất lớn đến chiến lược phát triển, giúp phòng, tránh rủi ro trong kinh doanh. - Về Nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh: Hiện nay đa phần hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính, xin giấy phép, quan hệ với cơ quan QLNN do do chính DN thực hiện, ít khi DN sử dụng các DN sử dụng dịch vụ luật sư, phần lớn tự tìm kiếm thông tin trên mạng internet hoặc trên báo chí và khó sàng lọc thông tin, dẫn đến việc có những quyết định mang nhiều tính tâm lý, chủ quan nên rủi ro cao. - Về nhu cầu được giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp:Trong quá trình kinh doanh, DN phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, từ thành lập đến tiếp xúc với các cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành như ATTP, PCCC, bảo vệ môi trường…. Từ đó, giải đáp pháp luật là nhu cầu phát sinh từ những người thực hiện luật dù ở vị trí chủ động (công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước) hay bị động (DN kinh doanh). Do đó, xét về mặt lý thuyết nhu cầu được công chức nhà nước hướng dẫn, giải đáp pháp luật là nhu cầu tất yếu. - Về nhu cầu tư vấn pháp luật. Trong quá trình hoạt động DN cũng luôn gặp phải những tranh chấp, rủi ro pháp lý phát sinh, hoặc những sự kiện pháp lý mà DN không tự giải quyết được hoặc không đủ thời gian đi thực hiện, từ đó phát sinh nhu cầu tư vấn pháp luật từ và ủy quyền thực hiện các dịch vụ pháp lý, thủ tục hành chính cũng phát sinh. Phóng viên hỏi: Vậy, để hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu pháp lý của doanh nghiệp, giải pháp đặt ra ở đây là gì, thưa Bà? Trả lời: Để thực hiện được, chúng ta cần hướng tới các giải các giải pháp sau. 1. Về thể chế: Cần cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng về hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, trước mắt cần có hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 66/2008/NĐ ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong điều kiện mới. 2. Về Quản lý nhà nước: Tăng cường đội ngũ cán bộ pháp chế thuộc các Sở ngành địa phương để đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, thống nhất việc thống kê số liệu báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp về Sở Tư pháp để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước, đồng thời đổi mới phương thức lập đề án, lập kế hoạch giao kinh phí và quyết toán kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn các tổ chức đại diện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và đạt hiệu quả tốt nhất. 3. Đổi mới các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Trong điều kiện hoàn cảnh mới, cần xác định các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có trọng tâm, trong điểm, đúng đối tượng, đúng nhu cầu.Trong thời gian tới, cần tập trung chính vào một số hoạt động sau: - Nâng cao năng lực của tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, Xây dựng chương trình bồi dưỡng, kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ các cấp Hội doanh nghiệp, tạo cho đội ngũ này có một trình độ chuyên môn sâu về công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. - Xây dựng lại định mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp cho phù hợp với thời giá thị trường; khuyến khích việc thúc đẩy hợp tác và lồng ghép giữa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt đông của các chương trình mục tiêu khác và thu hút gắn kết với các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Thúc đẩy việc hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương Phóng viên hỏi: Thưa Ông Dương Đăng Huệ, là người tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Ông đánh giá như thế nào về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này đối với cộng đồng doanh nghiệp? Trả lời: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý, so sánh với các quốc gia phát triển…; - Đánh giá điểm tích cực của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế… Phóng viên hỏi: Vậy, như Ông vừa chia sẻ, quá trình hỗ trợ pháp lý còn gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Vậy, cụ thể những khó khăn, hạn chế này là gì, thưa Ông? Trả lời: Có 4 hạn chế: - Thứ nhất, tản mạn, chắp vá, không có tính hệ thống - Thứ hai, công tác hỗ trợ pháp lý bị chúng ta thực hiện một cách bị động - Thứ ba, chất lượng chưa cao. Nhiều hình thức, nhiều hoạt động nhưng hiệu quả chưa được phát huy. Lý giải nguyên nhân - Thứ tư, sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức kém. Ví dụ, hiện nay, điểm yếu nhất trong cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan có chức năng thực hiện việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hậu quả là đã xảy ra tình trạng trùng lặp trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ví dụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa là hai tổ chức lớn nhất đại diện cho doanh nghiệp ở nước ta nhưng sự phối hợp hoạt động nói chung và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng trong thời gian qua là chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu quả, khắc phục tình trạng trùng lặp trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cần phải khắc phục tình trạng biệt lập, không có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Để công tác hỗ trợ pháp lý có thể triển khai hiệu quả thì cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương cũng như với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cần phải được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới… Phóng viên hỏi: Thưa Ông, qua gần 10 năm thực hiện, Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vậy, đâu là những hạn chế, bất cập nổi bật, thưa Ông? - Lý giải việc chất lượng không cao của NĐ 66 khi ra đời trong bối cảnh cách đây 10 năm… - Bất cập của NĐ 66, ví dụ như, chưa có định nghĩa cụ thể về công tác hỗ trợ pháp lý, phân biệt hỗ trợ pháp lý với các loại hỗ trợ khác…vv - Sắp tới chúng ta sẽ xây dựng một NĐ mới toàn diện, đồng bộ, khắc phục những hạn chế của NĐ 66… Trả lời: Vậy, để khắc phục những bất cập, hạn chế này cũng như nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý, giải pháp đặt ra là gì, thưa Ông? - Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, trước hết là hoàn thiện pháp luật. Ví dụ, khái niệm hỗ trợ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, cơ quan, đơn vị thực hiện, mối quan hệ, sự phối hợp của các chủ thể này như thế nào, ở TW, địa phương như thế nào? Cơ chế hình thành một chương trình hỗ trợ như thế nào? Các hình thức hỗ trợ…Xây dựng, ban hành Nghị định hướng dẫn vấn đề hỗ trợ pháp lý - Thứ hai, công tác thực thi… - Thứ ba, công tác nhân sự… Phóng viên hỏi: Thưa Ông Nguyễn Văn Lý, từ thực tiễn ở địa phương, Ông có thể cho biết thực trạng năng lực pháp lý và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay? Trả lời: - Về phía doanh nghiệp: + Thứ nhất, nhận thức về vai trò, ý nghĩa về pháp luật của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành và phòng, chống rủi ro trong kinh doanh. + Thứ hai, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc sử dụng tư vấn pháp luật; hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp về vấn đề này cũng còn chưa hiệu quả. Thực tế này vì đại đa số các doanh nghiệp hiện nay là nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính eo hẹp. + Thứ ba, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật. Điều này đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người quản lý doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh doanh. - Về phía Nhà nước: + Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật nhiều, chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều khi khó thực hiện + Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều gặp khó khăn trong tiếp cận với pháp luật. + Thứ ba, nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật chưa được các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời, do đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp gặp khó khăn. Phóng viên hỏi: Vậy, về phía địa phương đã triển khai những hoạt động gì để hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, thưa Ông? Trả lời: Chúng tôi đã thực hiện các hoạt động sau ở địa phương: - Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp - Giải đáp pháp luật - Hỗ trợ thông tin qua các kênh khác nhau… - Tuy nhiên, cũng cần sự chủ động từ phía doanh nghiệp.
Tác giả: Trần.T.M.Nguyệt