Quê quán: xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Quê quán: xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Tuần qua, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trao quyết định tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm 8 lãnh đạo cấp Vụ.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Lê Thái Hoàng, chuyên viên chính 4/8, Quyền Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, giữ chức Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao.
Điều động, bổ nhiệm lại có thời hạn ông Nguyễn Hoài Anh giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Tiếp nhận và điều động bà Phạm Thị Thúy Nga, nguyên Phu nhân ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo, kết thúc nhiệm kỳ về nước, giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương.
Tiếp nhận và điều động ông Hoàng Hữu Anh, nguyên Phó Tổng Lãnh sự-Người thứ 2, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ kết thúc nhiệm kỳ về nước, giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
Tiếp nhận và điều động ông Lê Vĩnh Thắng, nguyên Tham tán Công sứ - Người thứ 2, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, kết thúc nhiệm kỳ về nước, giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ châu Âu.
Bổ nhiệm có thời hạn bà Châu Mai Anh, chuyên viên chính 2/8, hoàn thành Tập sự Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Cục Lễ tân Nhà nước, giữ chức Phó Cục trưởng, Cục Lễ tân Nhà nước.
Bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Hoàng Phương, chuyên viên chính 1/8, Tập sự Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách đối ngoại, giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách đối ngoại.
Bổ nhiệm có thời hạn ông Đoàn Khắc Hoàng, chuyên viên chính 1/8, Tập sự Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Vụ châu Âu, giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ châu Âu.
Chúc mừng các cán bộ vừa nhận quyết định và được trao trọng trách mới, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tin tưởng, với những kinh nghiệm trong công tác đối ngoại của mình, các cán bộ lãnh đạo đơn vị sẽ phát huy hết năng lực, phẩm chất đóng góp vào công tác chuyên môn, đưa công tác của Bộ và đơn vị ngày càng phát triển, xứng đáng với sự tin tưởng của Lãnh đạo Bộ.
* Chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã trao quyết định, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kể từ ngày 15/4/2023 với thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
* Ngày 12/4, thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã trao Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đình Nam, Chuyên viên chính Phòng Tổng hợp, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú trao Quyết định và tặng hoa các đồng chí được bổ nhiệm
* Ngày 14/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Agribank.
Tại hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã trao quyết định của Thống đốc NHNN về bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Agribank đối với: bà Phùng Thị Bình – Trưởng ban Thẩm định và Phê duyệt tín dụng Agribank; ông Hoàng Minh Ngọc – Giám đốc Agribank chi nhánh Gia Lâm; ông Lê Hồng Phúc – Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm và chúc mừng Agribank được bổ sung lực lượng lãnh đạo cấp cao từ nguồn nhân sự tại chỗ để củng cố, đáp ứng yêu cầu công tác quản trị điều hành của Agribank. Phó Thống đốc mong muốn các đồng chí được bổ nhiệm tiếp tục phát huy cao nhất năng lực, sở trường, kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cũng như đáp ứng sự tín nhiệm của Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank, HĐTV Agribank giao phó, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với nhiều biến động, khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
* Ngày 12/4, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã trao quyết định bổ nhiệm bà Phạm Thị Hồng Minh - Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opbank) giữ chức vụ Tổng giám đốc Co-opbank; ông Nguyễn Văn Giang - Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ và ông Tô Hoài Thanh - Giám đốc Co-opbank chi nhánh Quảng Bình được bổ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc Co-opbank; bà Nguyễn Thị Thu Cúc được bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc Co-opbank.
Trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn đã trao Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm bà Huỳnh Nhật Lệ, Trưởng phòng Phòng Quản lý, giám sát vi mô ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục I), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục I thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn giữ chức vụ của bà Huỳnh Nhật Lệ là 05 năm.
* Ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho 11 cán bộ, gồm:
1. Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Điều động, bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Dương, Vụ trưởng Vụ Kinh nông nghiệp giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
4. Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Bộ giữ chức Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp.
5. Điều động, bổ nhiệm ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh giữ chức Chánh Văn phòng Bộ.
6. Điều động, bổ nhiệm ông Phùng Quốc Chí, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
7. Điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Mạnh Khởi, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác.
8. Điều động, bổ nhiệm bà Hoàng Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, tiền tệ.
9. Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Cảnh, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Thư ký Bộ trưởng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
10. Điều động, bổ nhiệm ông Cầm Anh Tuấn, chuyên viên chính Phòng Tổng hợp, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giữ chức Thư ký Bộ trưởng.
11. Điều động, bổ nhiệm bà Hồ Phương Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế.
Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, ngành thuốc lá Việt Nam bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sản xuất trên phạm vi cả nước. Ở miền Bắc, 2 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đã phải vượt qua những khó khăn khắc nghiệt: nguyên liệu không đủ, toàn bộ hệ thống máy móc đã rệu rã sau chiến tranh, phụ tùng thay thế cũng như các phụ liệu thiếu, ngoài ra còn thiếu điện, thiếu dầu, thiếu than... Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa và Nghệ An do địa phương quản lý có sản lượng thấp, trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị còn lạc hậu so với các nhà máy TW.
Ở miền Nam, 2 nhà máy thuốc lá MIC và J.Bastos được quốc hữu hóa và đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam, sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Hai Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh Hội, đã tận dụng nguyên phụ liệu còn tồn kho để tiếp tục sản xuất, sau đó cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng thay thế, thiếu điện, thiếu dầu...
Tình hình trên không chỉ xảy ra ở ngành thuốc lá, mà còn là tình trạng chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Vào cuối những năm 70, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện “khủng hoảng thiếu“ toàn diện. Nguyên nhân khách quan là do hậu quả của chiến tranh, của lũ lụt, hạn hán. Nhưng nguyên nhân chủ quan là việc duy trì mô hình kế hoạch hóa, tập trung bao cấp quá lâu, hạn chế đến sự phát triển tự nhiên của kinh tế-xã hội.
Trước thực tiễn đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (Khóa IV) tháng 8/1979 có bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới, ra Nghị quyết đảm bảo quyền tự chủ cho các xí nghiệp, kết hợp 3 lợi ích của nhà nước, tập thể và người lao động, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp bằng cách khoán sản phẩm, cho lưu thông tự do.
Các nhà máy thuốc lá đã đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6: ở miền Bắc, hai Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đều vượt chỉ tiêu Nhà nước giao, Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam đạt 40% chỉ tiêu của cả năm 1980 trong vòng một tháng.
Để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng về đẩy mạnh sản xuất, ngày 18/6/1981 Bộ Công nghiệp Thực phẩm ra quyết định số 623/CNTP/TCQL thành lập Xí nghiệp Liên hợp thuốc lá I bao gồm Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn và một số trạm nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc, thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá II bao gồm Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, 3 Xí nghiệp Nguyên liệu, 1 Xí nghiệp Lên men Thuốc lá và 1 Trung tâm Nghiên cứu Thuốc lá ở miền Nam.
Từ 1981 đến 1985, dưới sự lãnh đạo của Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá I và II, các nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bắc Sơn, Sài Gòn, Vĩnh Hội đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, hoàn thành việc khôi phục sản xuất, đạt sản lượng cao hơn trước năm 1975. Giai đoạn 1985-1995 Ngày 05/4/1985 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 108/HĐBT về việc thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Thuốc lá Việt Nam, gọi tắt là Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam (tiền thân của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam), trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá I và Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá II, nhằm thực hiện thống nhất tổ chức ngành thuốc lá Việt Nam, tập trung đầu mối quản lý để thực hiện chương trình mục tiêu phát triển sản xuất thuốc lá của Nhà nước.
Sự ra đời của Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam đánh dấu một bước chuyển biến mới về phương thức quản lý và trở thành một mô hình đầu tiên về quản lý ngành đối với toàn ngành thuốc lá Việt Nam.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Đảng và dân tộc, Đại hội khẳng định: “Đảng phải tự đổi mới - đổi mới tư duy, đổi mới tác phong lãnh đạo, đổi mới tầm nhìn. Không còn cách nào khác, tư tương “lấy dân làm gốc” chuyển nền kinh tế theo cơ cấu cũ sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là sự lựa chọn có tính tất yếu”.
Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc nền kinh tế của nước ta. Giai đoạn 1985-1992, ngành công nghiệp thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam quản lý có điều kiện và cơ hội mới để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn của cơ chế thị trường.
Đặc điểm nổi bật của tình hình sản xuất thuốc lá từ 1985 đến đầu những năm 90 là sự ra đời của các xí nghiệp thuốc lá tại các tỉnh, thành phố, các quận, huyện và các ban ngành. Bên cạnh đó là thuốc lá nhập lậu ngày càng nhiều, đến năm 1989, 1990 thuốc lá nhập lậu ước tính 150-200 triệu bao/năm. Hậu quả của tình hình trên đã gây khó khăn cho việc quản lý sản xuất và lưu thông thuốc lá, làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Để chấm dứt tình trạng kể trên, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 278-CT ngày 3/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường nước ta và Quyết định số 392-CT ngày 12/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và lưu thông thuốc lá điếu. Đồng thời, Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam đã chỉ đạo các nhà máy thuốc lá quốc doanh đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, mở rộng thị trường để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, sản xuất nhiều mác thuốc mới có khả năng cạnh tranh với thuốc lá ngoại nhập, trong đó sản phẩm Vinataba được đánh giá là sản phẩm thành công thay thế thuốc lá ngoại và giành được thị phần ngày càng lớn trên thị trường.
Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam còn chú trọng tìm đối tác đầu tư toàn diện từ khâu trồng, chế biến, xuất khẩu nguyên liệu đến khâu sản xuất thuốc điếu, đã bước đầu đàm phán với các tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới như B.A.T, Philip Morris, Rothman, Intabex... và đàm phán với New Toyo, Leigh Mardon về sản xuất và in bao bì thuốc lá điếu, giấy sáp vàng...
Ngoài ra, vào những năm 1986-1990, hàng năm Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam xuất khẩu 300-400 triệu bao thuốc sang Đông Âu và Liên Xô (cũ).
Qua 8 năm hoạt động (1985-1992), Liên hiệp đã khẳng định được vai trò nòng cốt đối với toàn ngành thuốc lá Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tích lũy ngày càng tăng cho Nhà nước.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 1007/CNn-TCLĐ ngày 31/10/1992 về việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp thuốc lá Việt Nam thành Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
Ngày 29/4/1995, Chính phủ ra Quyết định số 254/TTg về việc thành lập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA), một trong 17 Tổng Công ty 91 của Nhà nước, trực thuộc Chính phủ. Đây là mô hình của một tập đoàn kinh tế lớn, đa ngành, trong kinh tế quốc doanh.
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước ra đời là một bước tiến mới trong lịch sử phát triển của ngành thuốc lá Việt Nam.
Sau 10 năm đổi mới thắng lợi, đến năm 1995, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Tháng 6/1996 Đại hội Đảng lần VIII quyết định chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với ngành thuốc lá, ngày 12/5/1999, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/1999/CT-TTg về việc chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá và Quyết định số 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế việc sản xuất thuốc lá lậu, thuốc lá giả, tăng thu ngân sách cho nhà nước. Ngày 22/10/2001, Chính phủ ra Nghị định số 76/2001/NĐ-CP về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá khẳng định Nhà nước độc quyền thuốc lá, chấm dứt tình trạng sản xuất thuốc lá tràn lan. Một số doanh nghiệp không đủ tiêu chí hoạt động trong ngành thuốc lá đã bị giải thể, sáp nhập.
Tất cả quyết định trên của Chính phủ đã chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá, tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh giữa các xí nghiệp thuốc lá.
Sau 10 năm hoạt động theo mô hình mới (1996-2005), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đang hướng tới xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh, tiếp nhận thêm các Nhà máy thuốc lá địa phương trong cả nước, tiến hành kinh doanh đa ngành: kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngân hàng, sản xuất nước tinh khiết, sản xuất rượu, sản xuất trà giải độc, đầu tư vào ngành bảo hiểm...
Kể từ ngày 01/01/2006, theo Quyết định số 327/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam, Công ty Thương mại Thuốc lá và Công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá.
Bên cạnh thuốc lá là sản phẩm chủ đạo, Vinatab còn hoạt động mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhằm đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của Tổng công ty.
Các ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty gồm:
- Đầu tư, sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá tại Việt nam và nước ngoài;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, khu đô thị, khu công nghiệp;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Sản xuất kinh doanh thực phẩm và đồ uống (Không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc;
- Kinh doanh lữ hành trong và ngoài nước;
- Vận chuyển hàng hóa và hành khách;
- Trồng trọt, chăn nuôi;
- Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (Không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Dạy nghề ngắn hạn (dưới 01 năm), dạy nghề dài hạn (1-3 năm) các ngành nghề thuộc lĩnh vực trồng, chế biến nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu, công nghiệp thực phẩm;
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN KÊU CỨU ĐẾN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
Kính gửi Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng
Họ và Tên (chồng): Lê Văn Huy, sinh năm 1925 (Cựu Chiến binh chống pháp)
Họ và Tên (vợ): Lê Thị Trênh, sinh năm 1925 (Huy chương kháng chiến)
Địa chỉ: Thôn Liên Vinh, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tôi xin Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng và các cấp có thẩm quyền xem xét giải cứu cho gia đình tôi khỏi thảm họa vu khống bắt bớ hình sự như sau:
- Suốt 21 năm (1993-2014) gia đình tôi bị ủy ban Nhân Dân (UB) xã Tĩnh Hải khống chế chặt phá vườn lấy đất làm đường, thu hết đất hai lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất canh tác mầu và đất phía tây đường số 7 để tự chia cho nhau, bán, thầu, lập hồ sơ khống lấy tiền bồi thường. Cũng trong trời gian đó cán bộ xã xúi giục tranh chấp đất của tôi để lập hồ sơ trên đất tranh chấp, trình Chủ tịch huyện cấp sổ đỏ, thu lợi bất chính.
- Liên tục trong 21 năm qua tôi gửi rất nhiều đơn nhưng duy nhất có một lần Phó chánh thanh tra huyện Tĩnh Gia ban hành quyết định số 01/QĐ/TT-TG, ngày 26/9/1996. Bị tôi khiếu nại quyết định của Phó chánh thanh tra là trái thẩm quyền và vi phạm quyền sở hữu tài sản (công nhận có thu đất nhưng không trả đất cũng không bồi thường) thì mọi sự việc bị bỏ luôn đến nay. Các vụ việc khác phát sinh ghép tiếp đơn đề ngày 23/7/2008.
- Được sự quan tâm của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại Công văn số 701-CV/VPTW/TT, ngày 04/4/2014, tiếp theo là Văn bản số 3058/UBND-TD, ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia Báo cáo số 927/UBND-VP, ngày 01/7/2014. Ngày 09/7/2014 tôi gửi kiến nghị về báo cáo số 927/UBND-VP của Chủ tịch huyện đến Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Về tranh chấp đất với Lê Văn Huân, đơn khiếu nại lần đầu ngày 25/8/1993 và Tố cáo làm nhà trái phép trên đất tranh chấp ngày 10/5/2010. Vụ việc chưa giải quyết. Do tuổi cao người thì mất, người thì già yếu nhân chứng quan trọng có nguy cơ mai một chỉ còn lại hai người bán đất cho tôi là bà Hoàng Thị Là và ông Lê Quang Hội.
- Ngày 20/9/2011 tại trụ sở xã Hải bình bà Hoàng Thị Là, điểm chỉ trực tiếp chứng nhận có bán đất cho tôi được Chủ tịch UBND xã Hải Bình xác nhận điểm chỉ cho bà Là. Cũng trên vị trí đất tranh chấp, ngày 22/9/2011 tại trụ sở UB xã Tĩnh Hải ông Lê Quang Hội ký trực tiếp giấy xác nhận bán đất cho tôi trước sự chứng kiến của cán bộ tư pháp. Sau thầm thì với chủ tịch xã cán bộ tư pháp viết biên bản chiếm giữ giấy chứng nhận mua bán đất mà ông Hội ký, kể từ ngày 22/9/2011 đến nay chưa trả (chiếm giữ 3 năm).
- Ngày 05/8/2014 gia đình tôi và ông Hội đến UB xã Tĩnh Hải xin lại giấy xác nhận chữ ký mua bán đất, cán bộ tư pháp xã vẫn không trả, nên ông Hội phải viết giấy ủy quyền cho gia đình tôi liên hệ nhận thay ông Hội. Đến đêm 05/8/2014 ông Lê Văn Huân tập kết vật liệu đầy đủ trên đất tranh chấp.
- Ngày 06/8/2014 ông Huân cùng vợ con và thợ, xây trộm tường rào trên đất tranh chấp. Mặc dù trước đó ông Huân đã hứa với tôi là không tự ý đăng ký làm sổ đỏ hay xây dựng. Khoảng hơn 9 giờ ngày 06/8/2014, tôi thấy ông Huân đang xây. Tôi gọi cả gia đình tôi đến ngăn cản thi công và xô đổ những hàng cớm mà thợ đang xây dở để bảo vệ hiện trường đất tranh chấp.
- Gia đình tôi đã quay phim, chụp ảnh hiện trường tranh chấp. Với đường móng đào sâu đã bỏ cớm xây dở một nửa, nửa còn lại chưa xây. Hình ảnh những viên cớm nguyên vẹn nằm dài theo chân móng (không có hình ảnh cớm vỡ) thì rõ ràng không có dấu hiệu đập phá hủy hoại tài sản. Mà rõ ràng hơn là hành vi đang thi công trên đất tranh chấp bị gia đình tôi ngăn cản, xô đi phần đang xây nhằm bảo vệ hiện trường đất tranh chấp để báo cáo với UB xã giải quyết.
- Sáng ngày 07/8/2014 gia đình tôi đến trụ sở xã nộp đơn kiến nghị cho Trưởng công an và Chủ tịch xã thì công an xã đưa luôn giấy triệu tập về tội hủy hoại tài sản. Riêng đơn gửi chủ tịch xã, cán bộ tư pháp không nhận buộc gia đình tôi phải ra cổng ủy ban xã gửi đơn vào cho chủ tịch bằng đường Bưu điện !
- Như vậy rất rõ ràng về việc ngày 05/8/2014 gia đình tôi đến UB xã đòi giấy xác nhận nguồn gốc đất, cán bộ tư pháp không trả, bảo ông Huân khẩn cấp xây dựng trên đất tranh chấp vào ngày 06/8/2014 nhằm làm thay đổi hiện trạng đất tranh chấp.
- Ông Lê Văn Huân gửi đơn đến Công an huyện Tĩnh Gia, Công an huyện Tĩnh Gia yêu cầu UB xã Tĩnh Hải giải quyết tranh chấp đất. Thế nhưng UB xã Tĩnh Hải, đơn phương gọi các thành viên trong UB xã lấy ý kiến (kín) để kết luận đất là của ông Huân, không có tranh chấp nhằm báo cáo với Công an huyện rằng: Gia đình tôi xô đổ tường rào đang xây là hủy hoại tài sản của ông Huân là UB xã Tĩnh hải bất chấp các quy định của Pháp luật về quy trình giải quyết tranh chấp đất nhằm vu khống hãm hại gia đình tôi, mặc dù đơn kiến nghị ngày 06/8/2014 tôi yêu cầu UB xã Tĩnh Hải giải quyết đơn Tố cáo ông Huân xây nhà trái phép trên đất tranh chấp dề ngày 10/5/2010 mà UB xã chưa giải quyết ! Để các cấp biết rõ các chứng cứ trù dập người Khiếu nại, Tố cáo tôi xin nêu một số dẫn chứng về việc UB xã Tĩnh Hải làm trầm trọng các sai phạm trong thời gian gần đây:
+ Thu hồi đất 5% của xã xây trường cấp 3 Tĩnh Gia 3 cán bộ xã lập hồ sơ khống gửi ông Lê Văn Đông nhận hộ 86 triệu đồng chia nhau rồi điều chuyển đất tranh chấp của nhà tôi cho ông Đông thuê thầu.
+ Ngày 25/3/2013 tôi gửi đơn đến chủ tịch xã tố cáo về việc tập kết vật liệu làm nhà trái phép trên đất tranh chấp. Đã không giải quyết, ngày 03/7/2013 chủ tịch UB xã Tĩnh Hải ra thông báo số 134/TB-UBND thu lại đất mà năm 1993 xã cưỡng thu của tôi làm đất 5%, nay đem bán, chia cho nhau và làm nhà trí phép tràn lan trên đất đang tranh chấp, phá vỡ quy hoạch KKT Nghi Sơn.
+ Chiếm giữ giấy chứng nhận mua bán đất trong 3 năm, không xác nhận chữ ký trực tiếp theo quy định, xúi dục xây tường rào nhằm biến án dân sự sang thành án hình sự.
+ Trả thù người khiếu nại tố cáo các tội danh: Tham nhũng có tổ chức, mua quyền bán chức công khai. Nên cháu nội tôi sinh ngày 27/5/2014 gia đình đi khai sinh nhiều lần, UB xã không cho đăng ký khai sinh chỉ vì bố mẹ không có đăng ký kết hôn. Mặc dù ngày 04/7/2014 gia đình đã gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch xã như không giải quyết. Với những mâu thuẫn đó UBND xã Tĩnh Hải báo cáo với Công an huyện rằng gia đình tôi hủy hoại tài sản là vu khống nhằm hãm hại gia đình tôi. Kính Mong Văn phòng Trung ương Đảng và các cấp có thẩm quyền xem xét giải cứu giúp gia đình tôi thoát khỏi nạn tội đồ lao lý.
Tĩnh Hải, ngày 13 tháng 8 năm 2014
- Tổng Bí thư; Thủ tướng chính phủ; Bộ TN&MT
- Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Công an tỉnh Thanh Hóa
- Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia; Công an huyện Tĩnh Gia
- Báo Nhân Dân; VietNamNet; ThuVienPhapLuatVietNam
Gửi đường mạng và gửi đường công văn cùng ngày Tất cả các vụ việc chứng cứ được in, chụp công khai. Trên Google xin gõ từ: Lê Minh Vũ trong đó có bài viết: ĐƠN KÊU CỨU ĐẾN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG đính kèm nhiều bản chụp chứng cứ
Quê quán: xã Bình Tâm, thành phố Tân An, tỉnh Long An
Chức vụ: - Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII- Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
- Trước năm 2004: Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An
- 2004: Đại tá (2005), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh, Quân khu 7
- 2009: Thiếu tướng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu
- 2011 - 10/2015: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (1/2011), Trung tướng (2012), Tư lệnh Quân khu 7
- 10/2015 - 12/2016: Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
- 1/2016: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII
- 12/2016: Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quê quán: phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Chức vụ: - Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII- Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII (từ 5/2024)- Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XIII- Thường trực Ban Bí thư khóa XIII (5/2024 -10/2024)- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh (từ 21/10/2024)- Đại tướng (1/2019)- Đại biểu Quốc hội: Khóa XV
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- 5/2003 - 3/2006 : Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng (2/2006).
- 4/2006 - 12/2007 : Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng.
- 1/2008 - 5/2011 : Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (1/2011), Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 3; Trung tướng (8/2009).
- 6/2011 - 12/2015 : Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị; Thượng tướng (12/2014).
- 1/2016 - 4/2016 : Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng.
- 5/2016 - 12/2020 : Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Đại tướng (1/2019); Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
- 1/2021 - 4/2024 : Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
- 5/2024 : Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Thường trực Ban Bí thư Khóa XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- 21/10/2024 : Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2024.
- 30/10/2024 : Nghị quyết số1266/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị đồng chí chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Thanh Hóa đến Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV Thành phố Hồ Chí Minh.