Tại Sao Chó Dại Chết Sau Khi Cắn Người

Tại Sao Chó Dại Chết Sau Khi Cắn Người

Cả nước có 44 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay, tăng 30% so với cùng kỳ 2023, theo thống kê công bố ngày 17/6 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hơn 96.000 người bị chó mèo cắn, cào, phải điều trị dự phòng.

Cả nước có 44 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay, tăng 30% so với cùng kỳ 2023, theo thống kê công bố ngày 17/6 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hơn 96.000 người bị chó mèo cắn, cào, phải điều trị dự phòng.

Tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại

Cần tiêm ngay vắc-xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

- Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại kịp thời.

- Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

- Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Nguyên nhân tử vong do bệnh dại được thống kê là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.

Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.

Bị chó, mèo cắn bao lâu đi tiêm phòng thì có hiệu quả tốt nhất?

Khi bị chó mèo cắn được coi là một trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại khẩn cấp. Nạn nhân cần được rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng (hoặc các chất như dầu gội – sữa tắm), bôi các chất sát khuẩn như cồn – cồn iot và đến ngay các điểm tiêm chủng gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Sau khi bị chó mèo cắn, cần nhanh chóng sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn sử dụng vaccine phòng dại.

Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thông tin bị chó cắn phải tiêm vaccine dại dẫn đến việc bị trễ, thì nên đi tiêm ngay khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

Bệnh dại là loại virus khiến 100% người mắc tử vong.

Dại là bệnh chết người đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Vì thế, tiêm phòng dại kịp thời là giải pháp hữu hiệu nhất có thể bảo vệ tính mạng của người bệnh. Vậy, giá tiêm phòng dại là bao nhiêu và có những lưu ý gì sau khi tiêm phòng dại?

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính, gây ra bởi virus dại ở động vật bị dại lây truyền sang người thông qua tuyến nước bọt. Một người có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại khi bị động vật mang virus dại liếm vào vết thương hở, những vị trí đang chảy máu, mũi và niêm mạc; hay cào khiến da trầy xước hoặc cắn vào da tạo ra vết thương.

Thời gian ủ bệnh dại sau khi bị động vật tấn công thương dao động trong khoảng từ 1 đến 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người, mức độ nặng nhẹ của vết cắn hay vị trí vết cắn. Những vết cắn càng nặng, càng sâu, càng gần tuyến thần kinh trung ương thì virus di chuyển đến hệ thần kinh càng nhanh, thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Trong thời kỳ ủ bệnh, triệu chứng của bệnh dại thường không rõ ràng hoặc thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường của bệnh cúm như: cơ thể mệt mỏi, sốt, đau họng, đau đầu, khó chịu tại vị trí bị cắn,… Nếu không cảnh giác theo dõi và điều trị sớm, virus dại có thể phát tán ra khắp cơ thể với các dấu hiệu của bệnh viêm não hoặc liệt cơ, xuất hiện tình trạng sợ nước, sợ gió,… Nguy cơ cao bị tử vong nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 6 ngày sau đó.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại, trong khi bệnh dại đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Vì thế, cần tiêm phòng dại kể cả trước và sau phơi nhiễm để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì người bị cắn có cần tiêm vaccine phòng dại không?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương: Tùy thuộc con vật đó đã được tiêm phòng dại cách đó bao lâu để các bác sĩ có thể ra quyết định tiêm hay không tiêm chủng cho người bị cắn. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, khi bị con vật (bao gồm cả động vật được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng), người bị nạn cần phải được tiêm phòng vaccine phòng dại ngay và vừa tiêm vừa theo dõi con vật đó (nếu có thể). Nếu trong 10 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh, bình thường thì người bị nạn có thể dừng tiêm chủng các mũi tiếp theo (phác đồ tiêm chủng đầy đủ là 5 mũi trong vòng 1 tháng kể từ mũi tiêm chủng đầu tiên).

Trên thực tế, việc bị con vật đã được tiêm phòng dại hàng năm cắn sẽ yên tâm hơn rất nhiều so với khi nó chưa được tiêm. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại ở động vật rất cao, lớn hơn 70%. Thậm chí, họ còn sử dụng vaccine phòng dại cho động vật hoang dã nên bệnh dại sẽ được kiểm soát tối đa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo còn thấp (20-30% tổng đàn) nên khả năng chúng mang mầm bệnh dại cao. Vì vậy, khi bị chó mèo cắn, tốt nhất bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Việc bạn đã từng được tiêm vaccine phòng dại trước đó hay chưa thì việc xử lý và phác đồ tiêm sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, đối với các gia đình đang nuôi chó mèo, nên đưa con vật đi tiêm phòng dại. Bởi việc tiêm phòng dại cho chó mèo sẽ giảm được phần lớn nguy cơ lây truyền cho người, giảm số lượng chó mèo bị dại sẽ giảm được số người bị tai nạn do động vật cắn và tử vong do dại.

Giá tiêm phòng dại là bao nhiêu?

Theo thông tin từ các trung tâm tiêm chủng và các cơ sở y tế, chi phí tiêm phòng dại được xác định phụ thuộc vào huyết thanh kháng dại và tình trạng vết thương sau khi bị động vật tấn công. Thông thường, giá tiêm phòng dại dao động khoảng từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng/ liều. Chi phí cho huyết thanh kháng dại được xác định dựa trên thể trọng người tiêm bởi liều lượng huyết thanh được tiêm sẽ phụ thuộc vào thể trọng khác nhau của mỗi người (ml/kg), chi phí tiêm huyết thanh sẽ giao động từ 450.000 đồng đến 750.000 đồng.

Mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng, để khách hàng có được cái nhìn tổng quát nhất về giá trị của mỗi liều vắc xin phòng dại. Giá cả vắc xin có thể thay đổi theo từng thời điểm vắc xin có đang ở tình trạng khan hiếm hay không.

Để đảm bảo giá cả bình ổn, ngay cả khi vắc xin rơi vào thời kỳ khan hiếm, quý khách hàng có thể đến với Trung tâm tiêm chủng VNVC trước để nhận sự tư vấn về phác đồ tiêm, thông tin mũi tiêm phù hợp và thực hiện tiêm phòng dại. Hiện nay, tại toàn bộ Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đang có mặt đầy đủ cả 2 loại vắc xin phòng dại đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam với mức giá bình ổn.

Tham khảo chi tiết giá vắc xin phòng dại TẠI ĐÂY