Những Hồ Nước Ngọt Lớn Nhất Thế Giới

Những Hồ Nước Ngọt Lớn Nhất Thế Giới

Nằm ẩn mình trong lòng vùng núi Siberia của Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới tính theo thể tích với khả năng chứa đựng 22-23% nguồn nước ngọt toàn thế giới. Đặc biệt, hồ còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới, được hình thành từ khoảng 25 triệu năm trước khi một khe nứt khổng lồ mở ra trên lục địa Á-Âu. Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới".

Nằm ẩn mình trong lòng vùng núi Siberia của Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới tính theo thể tích với khả năng chứa đựng 22-23% nguồn nước ngọt toàn thế giới. Đặc biệt, hồ còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới, được hình thành từ khoảng 25 triệu năm trước khi một khe nứt khổng lồ mở ra trên lục địa Á-Âu. Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới".

Hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Với độ sâu ước tính khoảng 1.642m, hồ Baikal hiện đang là hồ nước sâu nhất thế giới.

Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhờ hệ động thực vật đặc biệt đa dạng của khu vực cũng như giá trị của nó đối với nghiên cứu khoa học.

Cùng iVIVU.com khám phá top 10 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới.

Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới"

Từ những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã tiến hành các cuộc khảo sát về hồ Baikal bằng việc sử dụng máy đo tiếng vang để ghi lại thời gian mà sóng âm đi qua nước và phản xạ trở lại máy thu. Phương pháp này mang lại kết quả đo chính xác hơn nhiều, ước lượng độ sâu khoảng 1.620m.

Cuối cùng, vào năm 1992, một bản đồ đo độ sâu toàn bộ hồ Baikal được biên soạn bởi Bộ Quốc phòng Liên Xô, cho thấy kết quả đo tiếng vang chỉ ra độ sâu tối đa là 1.642m - con số này vẫn được chấp nhận đến ngày nay.

Điểm sâu nhất được ghi nhận thường nằm ở phần trung tâm của hồ. Theo một quy tắc thực nghiệm đưa ra bởi nhà tự nhiên học và nhà văn nổi tiếng người Mỹ, Henry Thoreau, điểm sâu nhất của hồ thường nằm ở điểm giao của chiều dài và chiều rộng lớn nhất của nó, và điều này cũng đúng trong trường hợp của hồ Baikal.

Vai trò đặc biệt của hồ Bailkal đối với nghiên cứu khoa học

Hầu hết các hồ lớn trên thế giới chỉ có vài nghìn năm tuổi, chúng hình thành sau kỷ băng hà cuối cùng khi nước đá tan chảy và sự thoát nước của các con sông. Những hồ này sau đó thường bị lấp đầy bởi trầm tích theo thời gian và thường không sâu hơn vài trăm mét.

Hồ Titicaca – giữa biên giới Peru và Boliva

Hồ Titicaca có mực nước ở độ cao 3,2812m trên mực nước biển nên đây là hồ nước ngọt cao nhất thế giới . Địa hình quanh hồ có rất nhiều tầng bậc, khí hậu thường xuyên thay đổi tạo nên cảnh sắc xung quanh đều là hoang mạc, thảo nguyên… Nước hồ trong suốt như gương và cá, tôm ở hồ thì nhiều vô kể. Điểm giúp vùng hồ này nổi bật hơn đó chính là từ những nền văn hóa, nét đặc trưng của người dân bản địa sinh sống tại đây với hình ảnh những chiếc thuyền bện đan bằng cây sậy thô di chuyển qua lại trên hồ.

Xem thêm Khách sạn Puno, Peru (Giá phòng từ 731.000 VND)

Mang một vẻ đẹp huyền ảo với màu xanh mát dịu trải dài suốt 3 dặm, hồ Derwentwater nằm ở vùng nông thôn Cumbria nước Anh là một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất thế giới. Thiên nhiên hoang sơ với nhiều cây cối, núi đồi bao quanh và có một vài hòn đảo nhỏ tạo nên khung cảnh ấn tượng đối với bất kỳ khách du lịch nào từng ghé đến đây.

Tahoe là hồ nước ngọt ở dãy núi Sierra Nevada, nằm dọc theo biên giới giữa hai tiểu bang California và Nevada của Mỹ. Nơi đây có đặc điểm là “hồ xanh trên vùng tuyết trắng” bởi nước hồ xanh trong vắt phản chiếu những đám mây trắng và dải núi phủ tuyết quanh năm. Với thời tiết dễ chịu, và có nhiều khu nghỉ dưỡng, giải trí mùa hè nên rất nhiều người chọn khu vực này là nơi nghỉ mát lý tưởng.

Vẫn là hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên khi núi non một bên và sông nước một bên. Trải dài bờ hồ Wakatipu là các ngọn núi có tên “The Remarkables” , không khí trong lành, thoáng đãng và có rất nhiều môn thể thao ở đây như nhảy bungee, chèo thuyền và lăn trong quả cầu zorbing.

Xem thêm Khách sạn tại Queenstown, Úc (Giá từ 1.672.000 VND)

Nơi đây dường như đã trở thành một hình ảnh bất tử của bất kì nhiếp ảnh gia nào muốn lưu lại hình ảnh của núi Phú Sỹ bên bờ hồ Kawaguchi tại Nhật Bản. Yên tĩnh, mát lành và sẽ tuyệt đẹp nếu bạn đi du lịch vào mùa hoa anh đào nở.

Mới đây nhất, trang MSN đã đưa ra danh sách các hồ đẹp nhất được bình chọn và trong đó có hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Cạn, Việt Nam. Đây cũng là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Hồ có chiều dài gần 8km, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm, Một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch tới khám phá là những hang đá vôi độc đáo.

Tham khảo: Cẩm Nang Du Lịch iVIVU.com

Biển Caspi thực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Xung quanh biển Caspi bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia: Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.

Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới, với diện tích mặt nước khoảng 371.000 km², gấp gần 5 lần kích thước hồ Superior. Ảnh: Marina Khlybova.

Hồ Powell – Arizona (tiểu bang miền tây Hoa Kỳ)

Powell là hồ nhân tạo lớn thứ 2 tại Mỹ. Không gian bao quanh là một miền hoang mạc với những vách đá, ngọn núi bằng và hầu như không có sự sống của thực vật. Tuy vậy, màu xanh của hồ Powell len lỏi qua khắp vách núi đá sa thạch màu hồng và đỏ đã tạo nên một quang cảnh thật ấn tượng.

Hồ Maligne – tỉnh Alberta, Canada

Đây là hồ trong lòng núi đá lớn nhất ở vùng Alberta nói riêng và toàn Canada nói chung. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với nhiều cây thông mọc bao quanh hồ, đồi núi phủ tuyết và làn nước trong xanh rất đẹp nơi đây đã làm xao xuyến không ít khách du lịch. Bên cạnh đó, đây là địa điểm lý tưởng của rất nhiều tay câu chuyên nghiệp trên khắp thế giới bởi hồ Magline chính là ngôi nhà của những chú cá hồi lớn.

Đất nước Thụy Sĩ nổi tiếng có khá nhiều hồ nước ngọt đẹp, thế nhưng hồ Lucerne lại có những điều giúp mình nổi bật hơn hẳn. Hồ không chỉ bao quanh mà còn chảy trong thành phố xinh đẹp cùng tên Lucerne, nơi có cây cầu Chapel được xây dựng từ thế kỷ thứ 13 và là cây cầu gỗ cổ nhất châu Âu. Trên cầu có hơn 100 bức tranh mô tả một phần lịch sử Lucerne, và dưới chân cầu là bầy thiên nga trắng bơi lội dưới hồ.

Hồ Baikal có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học

Chỉ có khoảng 20 hồ trên thế giới được biết đến là thực sự cổ xưa, tức là đã tồn tại hơn một triệu năm. Hồ Baikal là một trong số đó và cũng là hồ lâu đời nhất với tuổi ước tính khoảng 25-30 triệu năm. Các hồ cổ khác bao gồm hồ Issyk-Kul ở vùng núi Bắc Tian Shan ở Đông Kyrgyzstan và hồ Maracaibo ở Tây Bắc Venezuela, cả hai đều là hồ muối.

Các hồ cổ xưa được hình thành không phải do kết thúc kỷ băng hà cũng không phải do nước tích tụ từ các con sông. Chúng được tạo ra trong các vùng rạn nứt đang hoạt động, nơi các mảng kiến tạo di chuyển xa nhau, tạo ra các thung lũng và hố sâu theo thời gian. Điều này cũng là cách mà hồ Baikal được hình thành, mặc dù một số hồ cổ khác cũng được hình thành sau sự tác động của thiên thạch hoặc từ bên trong các ngọn núi lửa không hoạt động.

Hồ được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm, chứa được tới hơn 23.000km3 nước (tương đương 22-23% lượng nước toàn cầu)

Vì khu vực ở hai bên Baikal nằm ở độ cao vượt quá 2.000m, ranh giới mảng kiến tạo phân kỳ đã tạo ra một hố sâu. Điều này giải thích tại sao Baikal chứa một lượng nước đáng kinh ngạc - hơn 23.000km3.

Hồ Baikal có diện tích bề mặt chỉ bằng một nửa của hồ Michigan và chỉ đứng thứ 7 trong số các hồ lớn nhất thế giới theo diện tích bề mặt, tuy nhiên, độ sâu của nó làm cho hồ này chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại.

Địa chất và hệ sinh vật độc đáo của hồ Baikal

Với tuổi đời lớn và không bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ băng hà, hồ Baikal trở thành một kho tàng quý giá cho khoa học. Các mẫu trầm tích từ các lỗ khoan sâu có thể tiết lộ những biến động khí hậu trong hàng triệu năm, cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết. Các lớp trầm tích sâu nhất của hồ này có thể chứa hydrate khí tự nhiên trong nước ngọt.

Mặc dù độ sâu rất lớn nhưng nước trong hồ Baikal lại có hàm lượng oxy cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật ở mọi độ sâu trong hồ. Thực tế, hồ Baikal là nơi ở của nhiều loài động, thực vật hơn bất kỳ hồ nào khác trên thế giới, với hơn 3.600 loài, trong đó có nhiều loài không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Một ví dụ điển hình là hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, trên bờ hồ, có thể tìm thấy gấu nâu, chó sói, hươu, nai, chim và đủ loại gặm nhấm và động vật ăn thịt nhỏ khác.