Mã Vạch Kiểm Tra Xuất Xứ Hàng Hóa

Mã Vạch Kiểm Tra Xuất Xứ Hàng Hóa

Thực trạng hàng thật giả lẫn lột quả thực làm khách hàng bối rối, không an muốn bỏ tiền thật để mua hàng giả, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt hàng giả, thật ntn cho chính xác! Cũng là 1 người tiêu dùng, với chút hiểu biết của mình, mình xin giới thiệu cho các bạn 1 cách đơn giản nhưng khoa học xác định xuất xứ hàng hóa ngoại nhập.

Thực trạng hàng thật giả lẫn lột quả thực làm khách hàng bối rối, không an muốn bỏ tiền thật để mua hàng giả, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt hàng giả, thật ntn cho chính xác! Cũng là 1 người tiêu dùng, với chút hiểu biết của mình, mình xin giới thiệu cho các bạn 1 cách đơn giản nhưng khoa học xác định xuất xứ hàng hóa ngoại nhập.

Mục đích, vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa

Mục đích, vai trò của các quy tắc xuất xứ được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:

Thứ nhất, Quy tắc xuất xứ được sử dụng để xác định quốc tịch của một hàng hóa, một sản phẩm. Khi hàng hóa đó được xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì cơ quan Hải quan và doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, Quy tắc xuất xứ được xem là cần thiết để quản lý các công cụ chính sách thương mại khác nhau, như áp dụng các mức thuế suất thuế nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ hay phục vụ cho mục đích thu thập thống kê thương mại. Các quy định trên liên quan tới việc phân biệt hàng hóa trong nước và nước ngoài hoặc phân biệt hàng hóa giữa các nước hoặc khối nước. Nói tóm lại là các quy tắc xuất xứ có thể mang những ý nghĩa kinh tế mạnh mẽ, không nhất thiết từ bản thân các quy tắc mà là khi chúng được sử dụng để củng cố các công cụ chính sách thương mại khác. Cụ thể:

– Toàn cầu hóa sản xuất cùng với việc gia tăng cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút đầu tư quốc tế dẫn tới những mối lo ngại về quy tắc xuất xứ. Việc xuất khẩu các sản phẩm bị áp dụng các quy định chống bán phá giá vào một nước thứ ba nhằm tránh bị ảnh hưởng hoặc bằng cách nhập khẩu các bộ phận, phụ tùng vào một nước và tại đó chúng lại được lắp ráp thành một thành phẩm đều dẫn tới việc phụ thuộc nhiều hơn vào quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu. Kết quả là làm tăng thêm mức độ phức tạp của các quy tắc xuất xứ, làm cho quy tắc xuất xứ bị coi như một rào cản thương mại. Việc duy trì một quy tắc xuất xứ cứng nhắc và phức tạp sẽ làm các nước hoặc khối nước trong khu vực có thể buộc các nhà cung cấp nước ngoài chuyển dịch sản xuất để đảm bảo tiếp cận các thị trường mục tiêu.

– Đối với các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quy tắc xuất xứ ưu đãi được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại cùng tham gia trong một hình thức nhất định của các hiệp định thương mại khu vực và đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do. Do đó, vai trò của quy tắc xuất xứ trong các FTA được đánh giá chủ yếu là nhằm giới hạn đối xử ưu đãi chỉ dành cho hàng hóa của các nước thành viên. FTA ưu đãi có một chức năng quan trọng, nó duy trì các rào cản thương mại đối với các nước không phải là thành viên có thể dẫn tới lệch hướng thương mại. Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên vào một nước thành viên có mức thuế quan thấp của một FTA để tránh mức thuế quan cao của các thành viên khác. Chống lại sự lệch hướng thương mại đòi hỏi phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và nước nhập khẩu cuối cùng.

– Do việc xác định các quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế, các nhà xuất khẩu thành viên của các nước FTA có thể phải nhập khẩu các sản phẩm thô và bán thành phẩm với giá thành đắt hơn so với nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên để thỏa mãn các quy tắc xuất xứ của hiệp định. Do đó, quy tắc xuất xứ ưu đãi tạo cơ hội phát sinh các rào cản thương mại đối với các nước bên ngoài trong khi thuế suất không thay đổi và từ đó dẫn tới chuyển hướng thương mại.

Ví dụ: sản phẩm may mặc 100% Bắc Mỹ có đủ điều kiện để chuyển dịch miễn thuế trong các nước thành viên NAFTA (Newzealand- Australia Free Trade Agreement). Điều này hạn chế việc sử dụng sơ dệt, sợi và vải không có nguồn gốc xuất xứ của NAFTA. Các quy tắc xuất xứ dù được xác định như thế nào trong một FTA cũng đều dẫn tới bóp méo sản xuất vì một FTA tạo ra động cơ để xác định các sản phẩm đầu ra là sản phẩm của nước thành viên, dẫn tới sự chuyển hướng về thương mại đầu tư. Các ngành công nghiệp trong các nước thành viên của một FTA được bảo hộ có thể đem lại cho các công ty một lợi ích to lớn để duy trì bảo hộ và do đó giảm khả năng FTA tham gia tự do hóa với bên ngoài.

– Các quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế, bắt buộc các công ty đặt nhà máy sản xuất trung gian trong các nước thành viên nhất định để thỏa mãn quy tắc xuất xứ cho dù những thành viên này có thể không phải là địa điểm tốt nhất xét từ góc độ kinh tế. Quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế như yêu cầu hàm lượng nội địa bắt buộc các nhà sản xuất sử dụng một hàm lượng nội địa nhất định để sản phẩm được coi là thỏa mãn yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc đáp ứng các định nghĩa về quy tắc xuất xứ.

– Xét về khía cạnh kinh tế, việc hạn chế tới mức tối thiểu tự do hóa thương mại sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, do vậy các biện pháp hạn chế thương mại chỉ được sử dụng để phục vụ mục đích chính sách chiến lược. Quy tắc xuất xứ có thể được xây dựng để giúp các ngành công nghiệp đạt được lợi thế kinh tế, đó là quy tắc xuất xứ phải được xây dựng để bảo đảm là các biện pháp chính sách thương mại phải có hiệu quả thực tế.

Ví dụ: ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do đối với doanh nghiệp trong khu vực.

– Việc trợ giá đối với một số mặt hàng xuất khẩu làm bóp méo thương mại, làm cản trở lợi thế so sánh trong sản xuất và phân phối trên thị trường. Do vậy, quy tắc xuất xứ cần có các quy định cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh thương mại quốc tế.

– Quy tắc xuất xứ hiện hành chủ yếu dựa trên các tiêu chí chuyển đổi cơ bản, đặc biệt là chuyển đổi mã số thuế. Quy tắc xuất xứ về mặt khái niệm có thể được xem là thiên về công đoạn sản xuất cuối cùng tạo nên sản phẩm có đặc trưng cơ bản khác với nguyên vật liệu ban đầu được sử dụng.

– Việc sử dụng một cách rộng rãi tiêu chí chuyển đổi cơ bản để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ có thể dẫn tới việc nội địa hóa công đoạn cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất hơn là cân nhắc về lợi thế cạnh tranh. Đối với các nước đang phát triển, việc nhận thức được tác động của quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể dựa trên tiêu chí kỹ thuật riêng đối với ngành công nghiệp trong nước là vô cùng quan trọng.

Tóm lại, mục đích, vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa được thể hiện trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau, như: Xác định quốc tịch của hàng hóa, bảo đảm hàng hóa có đáp ứng tiêu chuẩn theo các thỏa thuận ưu đãi khu vực hay không; Bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa; Bảo đảm nguồn thu đối với hàng nhập khẩu; Bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng, tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và là công cụ xúc tiến xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng.

Cơ sở pháp lý thực hiện việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt nam

+ Đối với hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Các văn bản pháp quy liên quan xuất xứ và chứng nhận xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do tại đây

+ Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi MFN, thuế suất thông thường và các trường hợp khác:

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa

Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/05/2023 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm về xuất xứ của hàng hóa. Khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ cần thiết để chứng minh và/hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế tại thời điểm đó.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang ở trong thời điểm Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm quyền.