Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi gia đình cần động viên, giáo dục, khuyến khích con em mình nhận thức đúng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. Mỗi đoàn viên thanh niên cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ độc lập dân tộc. Luật nghĩa vụ quân sự là cơ sở để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. II. ĐỐI TƯỢNG NHẬP NGŨ
Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi gia đình cần động viên, giáo dục, khuyến khích con em mình nhận thức đúng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. Mỗi đoàn viên thanh niên cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ độc lập dân tộc. Luật nghĩa vụ quân sự là cơ sở để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. II. ĐỐI TƯỢNG NHẬP NGŨ
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Hỏi đáp Luật Nghĩa vụ Quân sự: Trường hợp nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Theo đó, các trường hợp sau đây được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự gồm:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
TRUNG TÂM VHTT-TT (Nguồn: TVPL)
Đối với mỗi quốc gia, quân đội chính là lá chắn thép, là áo giáp sắt để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, quyền độc lập tự do và sự an toàn của công dân. Do đó, nghĩa vụ xây dựng quân đội, tham gia quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng nhất, cao quý nhất, vẻ vang nhất của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” . Theo đó, tất cả công dân đều có nghĩa vụ tham gia quân đội khi có đủ điều kiện. Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự . Luật chính thức có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016; quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau đâylà một số nội dung cơ bản của Luật.
Theo điều 4, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân .
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, bao gồm:
+ Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
+ Công dân nữ, có những đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội chính quy hiện đại nên Luật nghĩa vụ quân sự chỉ quy định: “công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.
- Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị, bao gồm:
+ Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị, bao gồm: “hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ trong Công an nhân dân”.
+ Trong thời bình, công dân nữ không bắt buộc phải phục vụ tại ngũ; chỉ những công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân mới phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, tức là phải phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội (Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn cụ thể).
- Để đảm bảo bình đẳng về địa vị pháp lý đối với công dân đã, đang phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và công dân tham gia một số lĩnh vực khác, Luật nghĩa vụ quân sự đã bổ sung quy định như sau:
+ Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
+ Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: “dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế-quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư đủ 24 tháng trở lên”.
2. Nguyên tắc, yêu cầu tuyển quân
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có quy định nguyên tắc, yêu cầu tuyển quân như sau:
- Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy trình, quy định trong công tác tuyển quân.
- Tuyển đủ số lượng và bảo đảm chất lượng, dân chủ, công bằng, công khai, an toàn, tiết kiệm.
- Đề cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển quân.
- Chú trọng tuyển chọn gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân được tuyển chọn và gọi nhập ngũ phải có các tiêu chuẩn sau:
- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;
- Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
+ Có đầy đủ thông tin về nhân thân: Họ tên; ngày tháng năm sinh; số căn cước công dân; hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại; thông tin về hoạt động, công tác qua từng thời kỳ.
+ Có đầy đủ thông tin về thân nhân bao gồm: Bố mẹ; vợ chồng; con cái; anh chị em ruột…
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
+ Không có tiền án, tiền sự, không bị quản chế, Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
+ Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
+ Có đạo đức tư cách, phẩm chất tốt, được quần chúng nhân dân tại nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP, quy định cụ thể về cách phân loại sức khỏe dựa trên những căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm: Một là Chỉ tiêu thể lực chung (cân nặng, chiều cao, vòng ngực); Hai là Chỉ tiêu về mắt. Ba là chỉ tiêu về răng. Bốn là chỉ tiêu về tai, mũi, họng. Năm, Chỉ tiêu về tâm thần, thần kinh. Sáu là chỉ tiêu về nội khoa. Bảy là chỉ tiêu về da liễu. Tám là Chỉ tiêu về ngoại khoa. Sự đánh giá 8 chỉ tiêu được nghi nhận trong phiếu khám sức khỏe được phân loại thành 6 loại gồm:
– 1 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
– 2 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
– 3 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe khá.
– 4 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
– 5 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe kém.
– 6 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
4. Thời gian khám nghĩa vụ quân sự
Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định, thời gian khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12.
Lưu ý: Thời gian khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2023 và kết thúc vào ngày 31/12/2023. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày.
Theo Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi lần thứ hai.
6. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Trong trường hợp cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì thời hạn nêu trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.
Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
7. Các trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự
* Tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang học đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Lưu ý: Công dân đang học tập tại các trường theo quy định trên chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khóa đào tạo khác thì không được hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do hoãn thì được gọi nhập ngũ.
* Tại Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định miễn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
8. Quyền lợi được hưởng khi đi nghĩa vụ quân sự
* Công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản như:
- Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi
Nếu phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được nghỉ phép 10 ngày (không kể ngày đi và ngày về). Khi nghỉ phép, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được thanh toán tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng nề, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, vợ/chồng hoặc con từ trần, … thì được nghỉ phép đặc biệt tối đa 05 ngày.
- Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ
Khi xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ được trợ cấp một lần, mỗi năm phục vụ trong quân ngũ được trợ cấp 02 tháng lương cơ sở. Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng, … Đồng thời, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
- Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi; Nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề; Được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ…
* Thân nhân của người đi nghĩa vụ quân sự được hưởng các quyền lợi sau:
- Theo Nghị định 27/2016/NĐ-CP, nếu cha mẹ, vợ/chồng, con của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần.
- Theo Nghị định Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ là một trong những đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng, tức là được cấp thẻ BHYT miễn phí hàng năm .
Điều 10, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định các hành vị sau bị nghiêm cấm:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
TRONG LĨNH VỰC NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân . Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật Nghĩa vụ quân sự nghiêm cấm các hành vi: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự; Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật; Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ. Sau đây là các chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ: Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu và Nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi bổ sung nghị định số 120/2013/NĐ-CP .
1. Vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), xử phạt vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;
+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
2. Vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
3. Vi phạm quy định về nhập ngũ
Vi phạm quy định về nhập ngũ xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý: Thế nào là lý do chính đáng?
Theo quy định tại điều 5, Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013, các lý do chính đáng bao gồm:
+ Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
+ Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
+ Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
+ Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
+ Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở
Trường hợp quy định nêu trên chỉ được chấp nhận khi có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
Lưu ý: Thế nào là hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ?
Theo quy định tại điều 6, Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013, các lý do chính đáng bao gồm:
+ Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
+ Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.
+ Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ 02 trường hợp đã nêu ở trên.
4 Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 9 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định việc xử lý vi phạm về thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Báo cáo không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định;
+ Cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
+ Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
II. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại điều 332 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”