Lời Bài Hát Le Uyen Hoà Bình Ơi Việt Nam Ơi

Lời Bài Hát Le Uyen Hoà Bình Ơi Việt Nam Ơi

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát vào playlist thành công

Lời bài hát Thái Bình mồ hôi rơi

Mồ hôi tuôn rơi những tháng năm hao gầу

Tình уêu thương con cha đánh đổi

Ϲhạу buôn thâu đêm những tuуến Ѕơn La.. Thái Ɓình

Ϲó những ngàу mùa đông lạnh thấu nhưng cha vẫn chưa về

Mẹ cười nhưng con biết mẹ lo lắm cha ơi

Xuân chỉ về khi con nghe thấу tiếng xe quen thuộc

Tuổi thơ ơi nhớ lắm bánh cáу theo tôi lớn khôn

Thời gian trôi, con lớn dần, con biết ước mơ của con là gì

Ϲhạу theo đam mê con sợ con quên đi quê hương

Quên mất một điều tuуệt vời con mãi là người con Thái Ɓình, là con của mẹ

Ɲhớ đường xưa, dòng sông uốn quanh mộng mơ

Ɓài ca gửi vào trong gió êm đềm

Chưa bao giờ về Hà Nội , Chưa bao giờ ghé Sài Gòn , Chưa bao giờ thăm xứ Huế , Chưa bao giờ thấy Việt Nam . Chưa bao giờ về Hà Nội , Chưa bao giờ ghé Sài Gòn , Chưa bao giờ thăm xứ Huế , Chưa bao giờ thấy Việt Nam . Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước . Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương , Quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương. Ôi ! Trời quê hương tuyệt vời nằm trên trang giấy Qua lời ca dao mẹ hời xưa nhẹ chiêm bao , Nay nặng nỗi đau núi gọi , sông gào . Chưa bao giờ về Hà Nội , Chưa bao giờ ghé Sài Gòn , Chưa bao giờ thăm xứ Huế , Chưa bao giờ thấy Việt Nam . Chưa bao giờ về Hà Nội , Chưa bao giờ ghé Sài Gòn , Chưa bao giờ thăm xứ Huế , Chưa bao giờ thấy Việt Nam . Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước . Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương , Quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương. Ai về quê hương nhặt giùm vài ba nhánh lúa Ôm ch ặt trong tay bồi hồi nghe lòng say say . Quê mẹ tôi đây , Quê mẹ tôi đây . Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước . Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương , Quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương. Ôi ! Trời quê hương tuyệt vời nằm trên trang giấy Qua lời ca dao mẹ hời xưa nhẹ chiêm bao , Nay nặng nỗi đau núi gọi , sông gào . Chưa bao giờ về Hà Nội , Chưa bao giờ ghé Sài Gòn , Chưa bao giờ thăm xứ Huế , Chưa bao giờ thấy Việt Nam . Nhung toi la Nguoi Viet Nam.......

Trao đổi với phóng viên Dân trí, giọng nhạc sĩ  “Em ơi, Hà Nội phố” nghẹn lại khi nhắc đến sự ra đi của nhà thơ Phan Vũ, tác giả bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố”- bài thơ sau này được Phú Quang phổ nhạc và được đông đảo khán giả yêu mến.

“Từ hôm qua đến giờ, tôi có biết về tình trạng sức khỏe của nhà thơ Phan Vũ. Sáng nay, nghe tin anh Phan Vũ trút hơi thở cuối cùng, tôi buồn lắm! Tôi biết, vòng đời sinh- lão- bệnh- tử là không thể tránh, nhưng khi nghe tin anh đi tôi vẫn buồn. Anh Phan Vũ rất quý tôi.

Tôi lại càng áy náy khi ước muốn qua nhà ông mua bức tranh về treo trong nhà làm kỷ niệm, sự tri ân mà vì sức khỏe, chưa thực hiện được.

Sinh nhật tuổi 93 trước đó, anh gọi điện ra cho tôi. Anh nói: “ Anh chẳng mời ai, và chỉ mời mỗi Quang vào Sài Gòn dự sinh nhật cùng anh”. Vì chương trình nghệ thuật còn dang dở, tối đó tôi phải khai mạc chương trình của mình nên không thể bay vào chung vui cùng anh. Tôi có gửi tặng anh món quà, anh gọi điện ra cảm động lắm!”, nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ.

Đánh giá về sự nghiệp nghệ thuật của nhà thơ Phan Vũ, Phú Quang khẳng định: “Anh Phan Vũ là nghệ sĩ tài năng khi vừa là nhà thơ, họa sĩ, đạo diễn… Ở lĩnh vực nào, anh cũng có những thành tựu nhất định.”

Phan Vũ là tác giả của nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích: tập thơ “Hà Nội – Phố”, kịch “Lửa cháy lên rồi” (giải thưởng Văn học năm 1955), “Thanh gươm và Bà mẹ”, kịch bản phim “Dòng sông âm vang”… Ở lĩnh vực phim ảnh, ông là đạo diễn các phim “Bí mật thành phố cấm”, “Như một huyền thoại” (phim về nữ anh hùng Võ Thị Sáu). Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khi đã ngoài 70 tuổi, ông chú tâm đến với hội họa và đã có 9 cuộc triển lãm tranh ở trong và ngoài nước…

Được biết, nhà thơ Phan Vũ viết bài thơ “Em ơi! Hà Nội phố” vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52 xối xả. Hồi đó, ông thân với họa sĩ Bùi Xuân Phái nên hay đi theo. Bùi Xuân Phái vẽ phố, còn ông nghĩ về phố. Cảm xúc, bối cảnh trong thơ đều được ông lọc từ những gì đẹp nhất của người con gái Hà Nội, góc phố rêu phong, mùa đông Hà Nội…

Theo nhạc sĩ Phú Quang, ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” khởi nguồn từ một buổi chiều, ông cùng nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ gặp nhau tại sân khấu ở Quận 3. “Biết tôi người Hà Nội, Phan Vũ nói: “Anh đọc cho Quang nghe bài này nhé”. Và anh đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố”. Sau khi lắng nghe Phan Vũ đọc, tôi thấy xúc động quá. Tôi nói: “Anh viết cho anh mà nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Anh yên tâm, từ bài thơ này của anh, em sẽ có bài hát rất hay. Em tin nó sẽ nổi tiếng”. Phan Vũ hỏi: “Bài hát như nào? Hát thử đi!”.

Hai ngày sau, bài hát “Em ơi, Hà Nội phố” ra đời. Đó là năm 1986, tôi vừa chơi piano vừa hát cho Phan Vũ nghe. Nghe xong, Phan Vũ bảo: “Quang ơi, nhạc của em làm cho thơ anh lấp lánh lên!. Anh không ngờ em làm hay thế! Anh rất cảm ơn em.

Sau này, anh Phan Vũ cũng chia sẻ lại cảm xúc đó khi xuất hiện trong chương trình của tôi”,  Phú Quang tiết lộ.

Cũng theo nhạc sĩ Phú Quang, bài thơ của Phan Vũ gồm 443 câu thơ chia thành 24 đoạn, khá trúc trắc nhưng vị nhạc sĩ “rút lại” còn… 4 câu. Ông kể: “Phan Vũ bảo, em giỏi thật, từ hơn 400 câu mà giờ chỉ còn 4 câu mà vẫn nhận ra là của Phan Vũ. Tôi đùa nói rằng, bởi vì tình yêu. Tình yêu thì chỉ một nụ hôn cũng đủ để sung sướng cả đời…”

Bài thơ của Phan Vũ là nguồn cảm hứng để có nhạc phẩm bất hủ "Em ơi, Hà Nội phố".

Bài hát này được lên sóng phát thanh năm 1987 qua tiếng hát Lệ Thu. “Thời điểm đó, giọng hát của Lệ Thu đang bị “lãng quên”. Tôi có nói với Lệ Thu rằng cứ yên tâm và đưa cho Lệ Thu bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Bài hát vừa vặn và hợp với giọng hát cô ấy đến nỗi như tôi “đo ni đóng giầy” cho Thu. Sau khi Thu hát bài này, “Em ơi, Hà Nội phố” trở nên nổi tiếng và tên tuổi Lệ Thu lại “hot” trở lại”, Phú Quang chia sẻ thêm.

Phú Quang thẳng thắn nhìn nhận, sau này dù có nhiều ca sĩ hát hay và thành công bài “Em ơi, Hà Nội phố” nhưng khán giả vẫn nhớ, vẫn xúc động khi nghe Lệ Thu hát. “Gia tài của tôi có hơn 500 ca khúc. Và “Em ơi, Hà Nội phố” là một trong những bài hát hay nhất của tôi. Đó là bài hát nổi tiếng đầu tiên của tôi và cũng là bài hát đầu tiên để mọi người biết đến tên Phú Quang”, ông khẳng định.

Tuy nhiên, bài hát “Em ơi, Hà Nội phố” nổi tiếng là thế, được yêu thích là thế nhưng khi ra đời cũng vấp phải một số ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, “viết gì mà như sắp mất Hà Nội thế? Viết phải ca ngợi hoành tráng này nọ”…

Trải lòng về “uẩn khúc” này, Phú Quang tiết lộ: “Có ông bộ trưởng ý kiến này nọ về bài hát. Tôi nói luôn, yêu không có nghĩa cứ phải ca ngợi, hô khẩu hiệu. Tình yêu đích thức bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất: những con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ, từ bờ tường cũ rêu phong, những ngõ nhỏ, những chiếc lá rụng… thì mới yêu Tổ quốc, đất nước này chứ.

Người ta cứ thích nói những điều to lớn. Nhưng tình yêu bao giờ cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Và tôi viết từ những điều khiến tôi xúc động…”.