Cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ 2 chính thức bắt đầu từ ngày 23/9/1945. Có nghĩa nhân dân Miền Nam được hưởng những ngày hòa bình, độc lập vô cùng ngắn ngủi, chỉ đúng 21 ngày. “Miền Nam đi trước về sau” (Tố Hữu) là vậy. Thế nhưng, tròn 70 năm trước, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân và các lực lượng vũ trang ở Miền Nam đã cùng nhất tề đứng lên chống lại quân xâm lược để bảo vệ đất nước.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ 2 chính thức bắt đầu từ ngày 23/9/1945. Có nghĩa nhân dân Miền Nam được hưởng những ngày hòa bình, độc lập vô cùng ngắn ngủi, chỉ đúng 21 ngày. “Miền Nam đi trước về sau” (Tố Hữu) là vậy. Thế nhưng, tròn 70 năm trước, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân và các lực lượng vũ trang ở Miền Nam đã cùng nhất tề đứng lên chống lại quân xâm lược để bảo vệ đất nước.
Phim dài tập Tháng 10 Vây Thành cải biên dựa trên tác phẩm điện ảnh cùng tên, diễn ra vào cuối triều đại nhà Thanh đầu thời kỳ Dân quốc.
Tháng 10 Vây Thành kể về anh phu xe kéo Vương A Tứ (Chung Hán Lương) vô tình trở thành thế thân của thanh niên cách mạng Lý Trọng Quang. Chính anh đã xâu chuỗi nên câu chuyện về gia tộc và công cuộc cách mạng vinh quang.
Đầu thế kỷ 20, cục diện cả trong lẫn ngoài nước loạn lạc không yên. Đế quốc Mãn Thanh đã hoàn toàn suy yếu, miễn cưỡng đưa vị hoàng đế cuối cùng lên ngôi. Cùng lúc này, tiếng kêu gọi đi theo con đường cách mạng ngày càng sôi sục hơn. Giữa thời khắc hỗn loạn, thế lực từ các phía va chạm kịch liệt, sinh mệnh hàng triệu người bị cuốn vào vòng xoáy khôn lường.
Lãnh đạo Đảng cách mạng Tôn Trung Sơn đã tập hợp các thành viên đồng minh tại Hương Cảng, bàn bạc tiến hành các hoạt động chống nhà Thanh. Hay tin, triều đình nhà Thanh đã bí mật phái tướng quân Thiết Sơn (Hồ Đông) ám sát Tôn Trung Sơn.
Xuất thân trong gia đình thương nhân, Lý Trọng Quang (Chung Hán Lương) đã hy sinh trong hành động bảo vệ Tôn Trung Sơn. Phu xe A Tứ do có diện mạo giống hệt anh nên đã được cha của Trọng Quang đề nghị thay thế con trai mình.
Phim truyền hình Bắc Bình Không Chiến Sự chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, lấy cột mốc thời gian năm 1948, xoay quanh câu chuyện của nam chính Phương Mạnh Ngao (Lưu Diệp).
Năm 1948, cuộc quyết chiến giữa hai Đảng Trung Hoa đã đi đến thời khắc quan trọng nhất. Hệ thống chính trị và kinh tế ở khu vực do Quốc dân Đảng nắm quyền bắt đầu mất kiểm soát, kéo theo vật giá leo thang, nạn tham nhũng tràn lan… Chính phủ Quốc dân rơi vào bế tắc, trên đà sụp đổ bất cứ lúc nào.
Là thành viên của Đảng Cộng sản nhưng Mạnh Ngao nhận lệnh từ cấp trên bí mật xâm nhập vào tổ chức Quốc dân Đảng. Nhiệm vụ của anh là phải điều tra Ủy ban điều tra Dân sự và vụ tham nhũng của chi nhánh ngân hàng Trung ương Bắc Bình. Đáng nói, giám đốc của chi nhánh này không ai khác là Phương Bộ Đình (Vương Khánh Tường), người cha không nhận mặt nhau đã nhiều năm của Phương Mạnh Ngao.
Vì nền hòa bình và giải phóng Bắc Bình, vì hạnh phúc và an ổn cho nhân dân, trước tình thế cấp bách, Mạnh Ngao đã phải đưa ra quyết định đầy khó khăn.
Không chỉ gây được tiếng vang lớn, Bắc Bình Không Chiến Sự đã đoạt nhiều giải thưởng danh giá như Phim truyền hình hay nhất tại Liên hoan phim nội địa năm 2014, giải Bạch Ngọc Lan cho phim hay nhất, giải Phim xuất sắc nhất tại Kim Ưng lần thứ 28...
Khai thác chủ đề cách mạng cận đại, phim truyền hình Trung Quốc Sứ Mệnh Tuyệt Mật mang đến câu chuyện kịch tính. Nội dung đưa người xem theo chân các chiến sĩ tình báo mật trong những lần thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm.
Phim xoay quanh về lực lượng tình báo truyền gửi thông tin, hộ tống vận chuyển vật tư trong đường dây liên lạc bí mật do Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập.
Để chi viện cho khu vực trọng điểm phá vỡ vòng vây đàn áp quân sự và phong tỏa kinh tế của Quốc dân Đảng, Trung ương Đảng Cộng sản đã quyết định thiết lập tuyến giao thông từ Thượng Hải qua Hồng Kông, Sán Đầu đến khu Xô Viết.
Từ đó mở ra "con đường máu" cho sứ mệnh đưa nhân viên và vật tư thiếu thốn đến Xô Viết. Đồng thời từ khu Xô Viết, các chiến sĩ mật vận chuyển kinh phí và thông tin tình báo đến Trung ương Đảng tại Thượng Hải.
Bộ phim cải biên dựa trên ký sự văn học Chiến Tranh Thượng Hải do Lưu Đồng chấp bút. Câu chuyện chủ yếu kể về lịch sử vẻ vang của các nhân vật tiên phong, đã dùng chính trí tuệ, đường lối chính trị và niềm tin vào lý tưởng to lớn, dựa vào quần chúng đông đảo rộng khắp để đi đến giải phóng và lãnh đạo Thượng Hải.
Một trong số các nhân vật chính đáng chú ý trong Bình Minh Ở Phương Đông có Trần Nghị (Trương Gia Ích), là nhà cách mạng vô sản, nhà chính trị, quân sự và ngoại giao. Trong lòng Trần Nghị luôn canh cánh nỗi lo cho dân, phàm làm việc gì cũng đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.
Trần Nghị chính là một mấu chốt quan trọng to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng Thượng Hải, Trung Quốc. Ông được Trung ương Đảng và nhân dân tín nhiệm bầu làm thị trưởng của Thượng Hải.
Ở tâm thế nhà lãnh đạo của thành phố, Trần Nghị luôn mong muốn sớm đem lại cơm no áo ấm cho người dân. Trong lúc suy nghĩ về chính sách tái cơ cấu, quản lý, ông luôn xem xét những điều này sẽ cho người dân những được và mất gì.
Nằm trong số những tác phẩm điện ảnh được đánh giá cao, Vạn Lý Quy Đồ là câu chuyện cải biên dựa trên những sự kiện có thật. Bộ phim nói về tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh của Tống Đại Vỹ (Trương Dịch), chánh thư ký Bộ ngoại giao và nhân viên mới của Bộ Ngoại giao là Thành Lãng (Vương Tuấn Khải).
Chiến tranh bất ngờ nổ ra tại quốc gia Cộng Hòa Numidia. Do Đại sứ quán không đủ nhân lực, nên Tống Đại Vỹ và Thành Lãng tình nguyện ở lại, tiếp tục chi viện cho công việc sơ tán. Những tưởng nhiệm vụ đã kết thúc thuận lợi, nào ngờ vẫn còn một nhóm đồng bào bị kẹt lại. Dưới sự dẫn dắt của Bạch Họa (Ân Đào), mọi người cùng tiến về điểm sơ tán tại biên giới.
Trước tình hình gần như tuyệt vọng, Tống Đại Vỹ và Thành Lãng kiên quyết từ bỏ cơ hội trở về nhà an toàn. Họ dũng cảm đi ngược vào vùng chiến sự. Những nhà ngoại giao tay không vũ khí, băng qua khói lửa chiến tranh và sa mạc, đối mặt với họng súng của quân phản loạn, quyết tâm đưa đồng bào của mình tìm kiếm con đường trở về nhà.
Phim kể về Trung đoàn Hồng quân số 4 ngày đêm tập kích vượt qua con đường 240 km. Dưới làn mưa bom bão đạn, 22 đội viên đột kích đi trên 13 sợi dây xích, thành công chiếm lấy cầu Lô Định.
Tháng 5/1935, Hồng quân Trung ương tiến vào Tây Bắc Tứ Xuyên, Tưởng Giới Thạch muốn mượn địa lý hiểm trở của sông Đại Độ để bao vây trấn áp Hồng quân. Vào thời khắc sinh tử này, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã ra lệnh chiếm giữ bến phà dọc sông.
Trung đoàn Hồng quân số 1 đã hy sinh rất nhiều và cuối cùng chiếm được bến phà An Thuận. Tuy nhiên, số lượng phà quá ít trong khi có đến hàng chục ngàn chiến sĩ Hồng quân. Muốn thoát khỏi vòng vây, họ chỉ còn cách phải chiếm lấy cầu dây xích duy nhất trên sông Đại Độ là cầu Lô Định.
Hồng quân Đại đội 2 của Sư đoàn 2 và Trung đoàn 4 của Quân đoàn 1 nhận lệnh làm đại đội tiên phong. Từ An Thuận đến huyện Lô Định, Hồng quân Quân đoàn 4 đã gặp phải nhiều đợt đánh chặn và truy đuổi của địch. Lực lượng quân Quốc Dân Đảng truy kích ráo riết khiến tình hình cuộc chiến càng thêm gay gắt.
Với sự tham gia của những gương mặt diễn viên tài năng, dày dặn kinh nghiệm, tuy Thế Giới Mới chỉ đạt số điểm Douban trung bình, nhưng bộ phim đã nhận về nhiều tình cảm từ khán giả.
Thế Giới Mới là bức tranh về cuộc đời cách mạng xoay vần của ba anh em Kim Hải (Tôn Hồng Lôi), Thiết Lâm (Trương Lỗ Nhất) và Từ Thiên (Doãn Phưởng).
Bên cạnh đó là cuộc gặp gỡ, quen biết giữa Từ Thiên và một đảng viên của Đảng Cộng sản trong giai đoạn năm 1949 tại thành Bắc Bình (22 ngày trước khi thiết lập chế độ mới và sự kiện biến động lớn).