Đất nước Nhật Bản được cả thế giới khâm phục chắc hẳn không chỉ vì sự phát triển kinh tế thần kỳ trong một thời gian ngắn, mà còn vì nhân cách người Nhật Bản: trung thực, khiêm nhường, tế nhị, nổi trội về tinh thần làm việc tập thể, ý thức cộng đồng, tôn trọng mọi người xung quanh, cực kỳ khuôn phép, thận trọng nhưng rất sáng tạo và sự hoàn hảo trong công việc, hay từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người. Ngoài ra Nhật Bản còn là dân tộc có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới, mà nguyên nhân chính do chế độ ăn uống khoa học và điều độ. Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn bởi xã hội. Tất cả các môn học đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức và diễn ra ngay trong các hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở và không chỉ có ở môn Giáo dục công dân. Học sinh từ khi học Mẫu giáo ngay trong các hoạt động hàng ngày đã được rèn luyện thực hành đạo đức như các quy tắc ứng xử, cách chào hỏi, cảm ơn cha mẹ, thầy cô, người trên tuổi và bạn bè. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trân trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Giờ ăn trưa của học sinh cũng là một tiết học, nơi trẻ em được dạy tính tự lập, chăm sóc bản thân, phục vụ bạn bè và lòng biết ơn. Cuối buổi học, các em chào thầy cô, bạn bè, tự đánh giá bản thân và nhặt rác xung quanh mình trước khi ra về. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng những lời “cám ơn” và “xin lỗi” trong các tình huống phù hợp. Cha mẹ người Nhật Bản còn có một số nguyên tắc nuôi dạy con như: Thông minh, học giỏi là điều tốt, nhưng điều quan trong hơn là cần có nhân cách tốt; Họ rất quan tâm đến môi trường nuôi dạy con cái; Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu; Tôn trọng trẻ em, luôn nói sự thật, không nói dối với người khác trước mặt con trẻ; Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng, không ép con ăn; Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn và bàn ăn… Hiện nay người Nhật Bản quan tâm đến giáo dục sớm cho trẻ và phương pháp giáo dục từ 0-6 tuổi của Shichida đang được ưa chuộng và phổ biến. Đó là phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ, ý chí, lấy “trí dục”, “đức dục”, “thể dục’ và “thực dục” làm cơ sở, hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách và sự phát triển não phải. Shichida cho rằng, việc giáo dục phát triển não phải không chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà một trong những kết quả thần kỳ của nó là tất cả trẻ em được phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng về lòng nhân ái, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nó nuôi dưỡng tình yêu, tạo sự hiệp nhất của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác ….) và điều quan trọng là sự hợp tác tuyệt vời giữa bố mẹ và các con. Giáo dục sớm và giáo dục phát triển não phải sẽ định hình tương lai của thế giới vì một trong những mục tiêu của giáo dục là để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục phát triển não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác. Ngược lại, “giáo dục phát triển não trái là tạo nên sự đối đầu và cạnh tranh”-Shichida. Gần đây nhà trường Nhật Bản còn quan tâm dạy và rèn luyện cho học sinh: trước khi nói, trước khi hành động cần suy nghĩ phán đoán đối tác của mình sẽ suy nghĩ, sẽ phản ứng thế nào? Hay nói khác hơn là phải đặt mình vào vị trí của người khác trước khi nói và hành động để không làm tổn thương đến người khác. Shichida là người khởi xướng phương cách giáo dục sao cho cân bằng giữa não phải và não trái.
Đất nước Nhật Bản được cả thế giới khâm phục chắc hẳn không chỉ vì sự phát triển kinh tế thần kỳ trong một thời gian ngắn, mà còn vì nhân cách người Nhật Bản: trung thực, khiêm nhường, tế nhị, nổi trội về tinh thần làm việc tập thể, ý thức cộng đồng, tôn trọng mọi người xung quanh, cực kỳ khuôn phép, thận trọng nhưng rất sáng tạo và sự hoàn hảo trong công việc, hay từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người. Ngoài ra Nhật Bản còn là dân tộc có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới, mà nguyên nhân chính do chế độ ăn uống khoa học và điều độ. Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn bởi xã hội. Tất cả các môn học đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức và diễn ra ngay trong các hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở và không chỉ có ở môn Giáo dục công dân. Học sinh từ khi học Mẫu giáo ngay trong các hoạt động hàng ngày đã được rèn luyện thực hành đạo đức như các quy tắc ứng xử, cách chào hỏi, cảm ơn cha mẹ, thầy cô, người trên tuổi và bạn bè. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trân trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Giờ ăn trưa của học sinh cũng là một tiết học, nơi trẻ em được dạy tính tự lập, chăm sóc bản thân, phục vụ bạn bè và lòng biết ơn. Cuối buổi học, các em chào thầy cô, bạn bè, tự đánh giá bản thân và nhặt rác xung quanh mình trước khi ra về. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng những lời “cám ơn” và “xin lỗi” trong các tình huống phù hợp. Cha mẹ người Nhật Bản còn có một số nguyên tắc nuôi dạy con như: Thông minh, học giỏi là điều tốt, nhưng điều quan trong hơn là cần có nhân cách tốt; Họ rất quan tâm đến môi trường nuôi dạy con cái; Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu; Tôn trọng trẻ em, luôn nói sự thật, không nói dối với người khác trước mặt con trẻ; Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng, không ép con ăn; Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn và bàn ăn… Hiện nay người Nhật Bản quan tâm đến giáo dục sớm cho trẻ và phương pháp giáo dục từ 0-6 tuổi của Shichida đang được ưa chuộng và phổ biến. Đó là phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ, ý chí, lấy “trí dục”, “đức dục”, “thể dục’ và “thực dục” làm cơ sở, hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách và sự phát triển não phải. Shichida cho rằng, việc giáo dục phát triển não phải không chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà một trong những kết quả thần kỳ của nó là tất cả trẻ em được phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng về lòng nhân ái, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nó nuôi dưỡng tình yêu, tạo sự hiệp nhất của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác ….) và điều quan trọng là sự hợp tác tuyệt vời giữa bố mẹ và các con. Giáo dục sớm và giáo dục phát triển não phải sẽ định hình tương lai của thế giới vì một trong những mục tiêu của giáo dục là để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục phát triển não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác. Ngược lại, “giáo dục phát triển não trái là tạo nên sự đối đầu và cạnh tranh”-Shichida. Gần đây nhà trường Nhật Bản còn quan tâm dạy và rèn luyện cho học sinh: trước khi nói, trước khi hành động cần suy nghĩ phán đoán đối tác của mình sẽ suy nghĩ, sẽ phản ứng thế nào? Hay nói khác hơn là phải đặt mình vào vị trí của người khác trước khi nói và hành động để không làm tổn thương đến người khác. Shichida là người khởi xướng phương cách giáo dục sao cho cân bằng giữa não phải và não trái.
Tham khảo: Bộ giáo dục (Sách hướng dẫn học tập, tháng 4 năm 2005)
[Tham khảo] Chi phí học tập 1 năm cho mỗi 1 người học mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học
【Phí giáo dục ( học phí, quĩ lớp, đi lại, đồng phục …), phí ăn trưa trong trường, phí hoạt động ngoài trường】
Nguồn: Điều tra về tiền học, niên khóa 2010(Bộ giáo dục)
Ở Nhật vào năm 1994 cũng đã phê chuẩn “ Điều ước về quyền lợi của trẻ em” được đưa ra tại Liên hiệp quốc năm 1989. Trong điều ước này, việc bảo vệ quyền lợi được học hành của trẻ em được qui định. Ở Nhật thì phu huynh của trẻ em người nước ngoài phải có nghĩa vụ cho con em được tiếp nhận giáo dục phổ thông, trẻ em có quyền được đi học.
Chế độ giáo dục của Nhật cơ bản là trường tiểu học 6 năm, phổ thông cơ sở 3 năm, phổ thông trung học (cấp 3)3 năm, đại học 4 năm (đại học ngắn hạn 2 năm).
Trong các trường này, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là giáo dục nghỉa vụ, toàn bộ trẻ em phải nhập học và tốt nghiệp. Giáo dục nghĩa vụ là nghĩa vụ đối với công dân Nhật, nhưng trẻ em có quốc tịch nước ngoài từ tròn 6 tuổi đến 15 tuổi đang sống ở Nhật thì nếu muốn, bất kể quốc tịch nào đi chăng nữa cũng có thể vào học các trường tiểu học và phổ thông cơ sở của địa phương với cùng một chi phí như người Nhật. Quý vị phụ huynh nên suy nghĩ đến tương lai của con em mà tiến hành việc nhập học và vào học một cách tích cực.
Đa số các trẻ em của Nhật sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở thì học tiếp lên phổ thông trung học và đại học. Phổ thông trung học và đại học thì trên nguyên tắc, người muốn học sẽ thi nhập học và vào học.
Ngoài ra, còn có trường mẫu giáo cho trẻ em trước khi vào học tiểu học. Thêm nữa, có các trường chuyên tu và tổng hợp dạy kỹ thuật và kiến thức cần thiết để đi làm dành cho đối tượng chủ yếu là người đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Cũng có trường giáo dục hỗ trợ đặc biệt dành cho các em bị khuyết tật.
Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp (Senshu gakko) được thiết lập năm 1976. Mục tiêu giáo dục của những trường này là đào tạo những người có kiến thức và kĩ năng chuyên môn phù hợp với từng lĩnh vực nghề nghiệp mà không cần phải có bằng cấp cao. Các trường này phải đảm bảo được tiêu chuẩn như sau: lớp học chính thức không ít hơn 40 sinh viên, khóa học yêu cầu không dưới 1 năm và số giờ giảng 1 năm không ít hơn 800 giờ. Các trường trung học chuyên nghiệp đã được xếp loại theo ba khóa đào tạo khác nhau theo điều kiện vào học như sau: các khóa học trung học phổ thông dành cho sinh viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở, các khóa học trung cấp dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và các khóa học cơ sở cơ bản không cần có điều kiện nhập học. Các trường trung học chuyên nghiệp có các khóa học trung cấp gọi là Trường trung cấp (Senmon gakko).
Hiện có tới 5,1% học sinh theo học các trường trung cấp sau khi tốt nghiệp phổ thông, gần bằng số sinh viên theo học các trường đại học ngắn hạn. Các ngành có nhiều sinh viên nhất là xây dựng và kiến trúc, kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ thông tin, tiếp theo là ngành y (như y tá) và các ngành thương mại (quản lý khách sạn, du lịch, thư ký và kế toán).
Sinh viên tốt nghiệp các khóa trung cấp được coi có trình độ tương đương với tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật. Từ tháng 6 năm 1994, các trường trung cấp đều phải cấp Chứng chỉ chuyên môn cho sinh viên tốt nghiệp. Gần đây, những sinh viên tốt nghiệp trung cấp cũng có thể chuyển tiếp vào học 2 năm cuối của một số trường đại học chấp nhận chế độ chuyển tiếp.
Thi du học Nhật bản là kỳ thi được tổ chức để đánh giá năng lực Nhật ngữ và kiến thức cơ bản cần thiết để học ở trường đại học của Nhật cho du học sinh người nước ngoài muốn thi vào các trường đại học của Nhật.Về trường đại học của Nhật mà dùng kỳ thi du học Nhật bản để tuyển chọn du học sinh người nước ngoài vào học thì xem ở trang web của cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật. Xin hỏi chi tiết tại cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật.
Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2011 có 110.278 sinh viên từ trên 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật.
Trên 92,4% (năm 2010) sinh viên đến từ châu Á trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Chỉ có chưa đầy 10% sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ Nhật Bản và hoặc Chính phủ nước mình, còn lại là các sinh viên theo các học bổng tư nhân và sinh viên du học tư phí.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự hiện diện của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học hàng đầu của Nhật là khá rõ nét, đặc biệt trong các bậc học sau đại học. Sinh viên nhận được học bổng của Chính phủ Nhật hay chính phủ các nước, cũng như của các tổ chức quốc tế hay các quỹ học bổng tư nhân đều có xu hướng chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn, nơi có điều kiện học tập và sinh hoạt ưu việt hơn. Tại các trường này, sinh viên quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và làm luận án khoa học, cũng như dự các tiết học được giảng bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí có chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế. Số lượng sinh viên nước ngoài tại vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 50% tổng số, trong khi tại Osaka và các tỉnh phụ cận chiếm khoảng 20%.
Mặt khác, cũng tồn tại không ít các trường đại học của Nhật Bản tìm mọi cách thu hút sinh viên nước ngoài vì mục đích kinh tế. Do số trường đại học tăng nhanh trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại theo chiều hướng giảm, nhiều trường đại học tư lập ít danh tiếng tại các địa phương rơi vào tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng. Để bù vào sự thiếu hụt sinh viên người Nhật, các trường này buộc phải tìm cách nhận sinh viên người nước ngoài, mà chủ yếu là sinh viên Trung Quốc. Thậm chí có trường tỉ lệ sinh viên Trung Quốc vượt trên 90% tổng số sinh viên theo học. Không ít sinh viên trong số này du học cũng đơn thuần vì mục đích kinh tế. Sau khi có được tư cách cư trú hợp pháp, họ tập trung làm thêm để kiếm tiền trả nợ và dành dụm tiền để trở về. Việc học tập được đặt xuống hàng thứ yếu. Năm 2011, tỷ lệ sinh viên theo các ngành khoa học xã hội là 42,7%, khoa học nhân văn là 16%, kỹ thuật là 19%, còn lại là các ngành học khác.
Sau khi Việt Nam thống nhất, số du học sinh Việt Nam tới Nhật chỉ nhỏ giọt cho tới năm 1988, khi Nhật mở lại các chương trình học bổng cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng và sau đại học. Cũng từ thời gian này, bắt đầu xuất hiện lại hình thức du học tự túc. Sau đó, số du học sinh Việt Nam liên tục tăng cùng với sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, số sinh viên Việt Nam tại các trường Nhật Bản đã đạt 3597 người vào năm 2010.
Hiện nay, sinh viên Việt Nam có mặt tại hầu hết các trường đại học lớn tại Nhật Bản, tại các vùng từ Hokkaido, Tohoku ở phía bắc tới Kyushu, Okinawa ở phía Nam. Nhiều cộng đồng sinh viên đã được hình thành và vào tháng 11 năm 2001, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập.
Ở Nhật có chế độ học bổng và hỗ trợ học hành cho trẻ em của những gia đình gặp khó khăn trong việc học vì lý do kinh tế.
Đây là chế độ hỗ trợ tiền cần thiết cho việc học cho những quý vị phụ huynh có con đang theo học tại các trường tiểu học và phổ thông cơ sở của Nhật mà gặp khó khăn trong việc cho con đi học. Khi gặp khó khăn trong việc trả các khoản tiền như tiền mua đồ dùng học tập, phương tiện đi học, phí hoạt động ngoài trường, phí du lịch học tập, tiền ăn …, hãy tư vấn với trường học hoặc ban giáo dục. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận hỗ trợ thì có hạn chế về thu nhập. Ngoài ra, có những đoàn thể hỗ trợ tiền cho những phụ huynh quốc tịch nước ngoài có con đang theo học tại trường cho người nước ngoài. Xin hỏi chi tiết tại phòng hành chính khu vực nơi mình đang sống.
● Học bổng cho đối tượng là học sinh phổ thông trung học
Đây là chế độ cấp học bổng cho đối tượng là học sinh học ở trường phổ thông trung học, chuyên tu ham học nhưng gặp khó khăn trong việc học vì những lý do kinh tế. Nội dung cụ thể như điều kiện để được cấp học bổng, số tiền được cấp thì khác nhau tùy địa phương. Xin hỏi chi tiết tại trường mình theo học.
● Học bổng cho đối tượng là sinh viên các trường đại hoc ngắn hạn, chuyên tu và đại học
Trong chế độ học bổng cho đối tượng là sinh viên các trường đại hoc ngắn hạn, chuyên tu và đại học.v.v… có học bổng của cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật. Thời gian và số tiền được cấp khác nhau tùy theo điều kiện của sinh viên. Và có 2 loại: Loại có lợi tức và loại không có lợi tức. Xin hỏi chi tiết tại bộ phận học bổng của trường mình theo học.
● Học bổng cho đối tượng là du học sinh
Chế độ học bổng cho đối tượng là du học sinh do chính phủ Nhật (Bộ giáo dục), cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật, các đoàn thể tự trị địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế... thực hiện. Có thể xem qua về những chế độ học bổng này ở “Sổ tay học bổng du học sinh Nhật Bản” do cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật phát hành hàng năm. http://www.jasso.go.jp/study_j/scholarships_sfisij.html
Là đất nước nổi tiếng với nền kinh tế tri thức, Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển với tỷ lệ mù chữ thực tế thấp nhất trên thế giới. Số học sinh theo học đại học, cao đẳng của Nhật Bản cũng cao hơn hẳn so với các quốc gia châu Âu và châu Á khác. Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế và xã hội Nhật Bản trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục Mỹ.