Giá trị cốt lõi là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược và xây dựng văn hóa tổ chức bền vững. Đối với các tập đoàn lớn như Vingroup hay Vinamilk, giá trị cốt lõi không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn. Việc hiểu rõ và áp dụng giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm giá trị cốt lõi và cách các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vingroup và Vinamilk đã áp dụng chúng để đạt được thành công.
Giá trị cốt lõi là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược và xây dựng văn hóa tổ chức bền vững. Đối với các tập đoàn lớn như Vingroup hay Vinamilk, giá trị cốt lõi không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn. Việc hiểu rõ và áp dụng giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm giá trị cốt lõi và cách các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vingroup và Vinamilk đã áp dụng chúng để đạt được thành công.
Hiểu rõ về nguồn lực hiện có và văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp giúp quá trình xác định giá trị cốt lõi trở nên thực tế và khả thi hơn. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng các giá trị không chỉ nằm trên giấy mà có thể được thực hiện hiệu quả trong mọi hoạt động.
Giá trị cốt lõi phải phản ánh rõ nét văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp xây dựng một môi trường làm việc thống nhất, nơi mà mọi người đều chia sẻ những giá trị chung. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ gắn kết nhân viên, tạo nên động lực và tinh thần đồng đội.
Giá trị cốt lõi không chỉ dừng lại ở những tuyên bố lý thuyết mà phải được thể hiện qua hành động cụ thể. Doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế để nhân viên thực hiện và tuân thủ các giá trị này trong công việc hàng ngày.
Giá trị cốt lõi cần phải khả thi và dễ dàng triển khai trong hoạt động kinh doanh hằng ngày. Chúng cần được xây dựng dựa trên thực tiễn, phản ánh đúng những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Sau đây là tổng hợp các ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về sự thành công đằng sau của nhiều tổ chức danh tiếng.
Một công ty có tầm ảnh hưởng như Google chắc chắn sẽ không làm người đọc thất vọng khi nghe những triết lý và giá trị của họ:
Nike là một trong những thương hiệu giày nổi tiếng nhất trên thế giới, sứ mệnh của họ là mang lại nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho mọi vận động viên:
Đọc thêm: Cách Starbucks chinh phục khách hàng trên toàn thế giới
Hoạt động kinh doanh của Colgate dựa trên ba giá trị cốt lõi
Đế chế thương hiệu mỹ phẩm lâu đời Estee-Lauder luôn giữ vững những giá trị độc đáo kể từ khi mới thành lập
Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện cuộc sống của người dân mỗi vùng miền khác nhau, IKEA đã gây tiếng vang với tầm nhìn phát triển mà thương hiệu mang lại
Trong quá trình hoạt động, một tập đoàn đa quốc gia như Unilever luôn xác định rõ giá trị cốt lõi:
Đặt con người là trung tâm của hoạt động, chính vì vậy mà giá trị cốt lõi của Samsung hướng về mục tiêu bảo vệ và sự phát triển của con người
Xây dựng tầm nhìn là nhà phát triển Bất động sản hàng đầu Việt Nam, Novaland có những giá trị cốt lõi như sau:
Khẩu hiệu “hãy nói theo cách của bạn” đã in dấu trong lòng người dân Việt Nam bao thế hệ nay. Giá trị cốt lõi của Viettel khác biệt và độc đáo thể thông qua 8 điều dưới đây:
Tín: Vingroup đặt chữ tín lên hàng đầu,, lấy chữ tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín cũng như bảo vệ danh dự của chính mình. Điều quan trọng là mang đến cảm kết với khách hàng, đối tác về sản phẩm dịch vụ chất lượng.Tâm: Chữ tâm là một trong những nền tảng trọng tâm của việc kinh doanh bao gồm thượng tôn pháp luật, duy trì đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội. Ngoài ra, coi trọng khách hàng và chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện luôn là một trong những ưu tiên của Vingroup.
Trí: Vingroup coi sáng tạo là giá trị riêng biệt của một tổ chức và đề cao sự cải tiến, dám nghĩ dám làm. Văn hóa này sẽ thu hút được nhiều nhân tài mang đến làn gió mới cho doanh nghiệp
Tốc: Vingroup lấy tốc độ, hiệu quả trong từng hành động và xác định “vinh quang thuộc về những người đúng hẹn” nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Tinh: Là nơi tập hợp tinh hoa của con người có Đức và có Tài để tạo nên những sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất.
Nhân: Vingroup xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp bằng sự thiện chí, tinh thần nhân văn.
“Tôn, Đổi, Đồng - Chí, Gương, Sáng” được xem là 6 giá trị cốt lõi kiến tạo nên tập đoàn FPT
Những thông tin vừa trình bày ở trên đã giải thích rõ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp. Khi hiểu được giá trị của mình và những gì đem lại cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ có nền tảng để phát triển bền vững cũng như quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.
Bên cạnh đó, hy vọng bài viết cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về giá trị cốt lõi của những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và trong nước, nhằm tạo ra những giá trị cốt lõi riêng biệt cho doanh nghiệp.
Học Google cách tổ chức một cuộc họp hiệu quả
Phần mềm HRM là gì? TOP 4 điều cần biết
Phơi bày 5 sự thật khi quản trị một doanh nghiệp triệu đô
Giá trị cốt lõi cần tôn trọng và đáp ứng lợi ích của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhân viên, đối tác và cộng đồng. Doanh nghiệp cần tạo dựng những giá trị bền vững, mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội.
Giá trị cốt lõi không nên thay đổi theo thời gian hoặc xu hướng thị trường. Chúng cần thể hiện những nguyên tắc nền tảng và bền vững, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn giữ vững những nguyên tắc này dù có những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Những giá trị này phải được trình bày một cách rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ quản lý đến nhân viên, đều có thể áp dụng vào công việc hàng ngày. Điều này giúp giá trị cốt lõi trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Xác định đúng cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm xây dựng và hiện thực hóa giá trị cốt lõi là bước khởi đầu quan trọng. Đây chính là những “người dẫn đường” đảm bảo mọi quyết định và chiến lược phát triển của doanh nghiệp luôn bám sát các giá trị đã định.
Viettel hiểu rằng để nổi bật trong hàng triệu doanh nghiệp toàn cầu, cần phải có một triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp riêng biệt. Đây chính là “bộ gene” độc đáo giúp tập đoàn duy trì sự phát triển vượt bậc. Viettel đã xây dựng 8 giá trị cốt lõi để làm kim chỉ nam cho sự phát triển của mình: Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông Tây – Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.
Thực tiễn: Viettel coi trọng việc rút ra bài học từ thực tiễn như một công cụ đánh giá quan trọng. Họ áp dụng phương châm “Dò đá qua sông,” luôn điều chỉnh chiến lược để phù hợp với những gì đã xảy ra trong thực tiễn.
Thách thức: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ triết lý: “Nghịch cảnh là cơ hội lớn.” Viettel không chỉ đối mặt với thất bại mà còn biến nó thành cơ hội để phát triển. Tập đoàn khuyến khích nhân viên dám đối mặt và vượt qua thử thách, với tinh thần “Vứt vào chỗ chết để sống.”
Thích ứng: Viettel nhấn mạnh sự thay đổi liên tục trong chiến lược và tổ chức để thích ứng với thị trường. Tinh thần “Cái duy nhất không thay đổi là sự thay đổi” giúp Viettel luôn sẵn sàng bứt phá và tạo ra động lực phát triển.
Sáng tạo: Viettel luôn khuyến khích tinh thần sáng tạo trong mọi cấp bậc. Triết lý của họ là “Suy nghĩ mới về những điều không mới,” cho phép mọi ý tưởng, dù nhỏ nhất, đều được tôn trọng và biến thành hành động cụ thể.
Hệ thống: Viettel tin rằng để phát triển bền vững, hệ thống phải hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, họ không để tính hệ thống lấn át sự sáng tạo của cá nhân. Tư duy hệ thống giúp đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, nhưng con người vẫn là nhân tố trung tâm trong việc vận hành và phát triển.
Đông Tây: Viettel khéo léo kết hợp giữa triết lý phương Đông và phương Tây. Họ sử dụng sự ổn định của Đông và cải cách của Tây để cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trong tổ chức.
Người lính: Văn hóa “Người lính” là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của Viettel. Tinh thần kiên định, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và không ngừng phấn đấu đã giúp Viettel vượt qua những thử thách trong lĩnh vực viễn thông và lan tỏa thương hiệu ra thế giới.
Ngôi nhà chung Viettel: Cuối cùng, Viettel luôn coi công ty như một ngôi nhà chung, nơi mọi cá nhân cùng đóng góp xây dựng tập đoàn. Sự đoàn kết, nhân hòa giữa các nhân viên chính là yếu tố quyết định giúp Viettel lớn mạnh, trở thành một thương hiệu hàng đầu.