Ngành Hệ thống thông tin Quản lý
Ngành Hệ thống thông tin Quản lý
Tất cả các ngành (trừ những ngành đào tạo được đề cập riêng)
Kiến trúc, Xây dựng, Môi trường, Điều dưỡng, Văn Báo chí
Chương trình hợp tác với PSU (trừ các ngành Du lịch)
Chương trình hợp tác với PSU (các ngành Du lịch)
Năm 2022-2023, Trường Đại học Duy Tân có mức học phí tăng 10% so với năm học 2021-2022 như sau:
Chương trình Tiên tiến & Quốc tế (CMU, PSU, CSU & PNU)
Chương trình Học & Lấy bằng Mỹ (Du học tại chỗ 4+0)
Năm 2021, Trường Đại Học Duy Tân tuyển sinh theo 3 hình thức, cụ thể là:
Để tham khảo thêm các thông tin khác về trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng, mời các bạn đọc thêm các bài viết dưới đây của Edunet.vn nhé!
Chi tiết trường Đại học Duy Tân
Đại học Duy Tân cùng gói học bổng " Khủng" dành cho thí sinh điểm cao năm 2020
Với những thông tin trên, chắc chắn đã giúp các bạn học sinh nắm rõ được Đại học Duy Tân học phí mới nhất năm 2022 - 2023 và nhớ chuẩn bị tiền đầy đủ để đóng học phí nhập học nhé!
Về tham dự buổi lễ có Bộ Trưởng Bộ Giasos dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cùng nhiều đại biểu và các thế hệ giảng viên đã luôn đồng hành cùng với Đại học Duy Tân đi qua những bước thăng trầm.
Tại buổi lễ thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định của Thủ tướng chuyển trường Đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân và phát biểu ghi nhận những thành quả đóng góp của Đại học Duy Tân trong 30 năm qua trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng luôn phát triển không ngừng, đến nay, Nhà trường đã có 5 cơ sở đào tạo khang trang, hơn 250 phòng thực hành, thí nghiệm, hệ thống phòng mô phỏng y khoa, hệ thống thư viện, trung tâm dữ liệu hiện đại cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực Miền Trung- Tây Nguyên và cho cả nước. đến nay cung cấp hơn 87.000 nhân lực có trình độ Đại học, với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90% điều này có thể khẳng định chất lượng đào tạo đã được xã hội thừa nhận.
Sự ra đời, phát triển của Đại học Duy Tân đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công tư trong hệ thống các trường Đại học, thay đổi diện mạo của giáo dục Đại học đã đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho rất nhiều sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà trường đã được xã hội đánh giá cao và đã được hệ thống Đại học quốc tế vinh danh xếp hạng nằm trong Top 500 Đại học tốt nhất thế giới, nhân dịp này Đại học Duy Tân đưa ra chiến lược đào tạo trong giai đoạn mới phù hợp với xu thế đất nước chuyên mình trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường đại học Duy Tân - một trong 5 trường đại học ngoài công lập đầu tiên của cả nước trong thời kỳ mới.
Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Trường đại học Duy Tân đã phát triển không ngừng, đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực miền trung-Tây Nguyên và cho cả nước.
Sự ra đời, phát triển của Trường đại học Duy Tân đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công tư trong hệ thống các trường đại học, thay đổi diện mạo của giáo dục đại học, đã đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho rất nhiều sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển đất nước trong suốt 30 năm qua.
Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Từ Trường đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân là một sự lựa chọn mô hình tổ chức và quản trị, cũng là một mô hình phát triển chứng tỏ độ chín và nhu cầu phát triển mới từ bên trong.
Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Mong đại học sẽ được vận hành với bộ máy quản trị đại học khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững.
“Sự thay đổi từ mô hình tổ chức của một trường đại học sang mô hình tổ chức của một đại học cần tạo ra những động lực mới và những động lực mới, giải phóng được sức sáng tạo và tạo ra những năng lượng mới tạo sự phát triển đại học nhanh và mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đạo tạo ủng hộ sự lựa chọn mô hình phát triển này bằng cách đã ủng hộ làm các thủ tục để chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Đại học Duy Tân với hành trình 30 năm phát triển, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Ghi nhận, đánh giá cao những thành quả đạt được của Trường đại học Duy Tân trong 30 năm qua, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết: Khi Trường đại học Duy Tân bước vào tuổi 30 cũng là thời điểm thành phố Đà Nẵng đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Đây là một trong những định hướng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong thời gian tới.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh tặng hoa chúc mừng TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Thành phố Đà Nẵng luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt để hướng đến xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh mang tầm quốc tế có bản sắc riêng.
Điều đó có nghĩa là công tác đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và Đại học Duy Tân nói riêng cần có sự chuẩn bị thật tốt để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.
“Đặc biệt, thành phố đề nghị Đại học Duy Tân nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ chú trọng hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học, đưa ra những công trình, sáng kiến có giá trị thực tiễn; đồng hành cùng thành phố trong các lĩnh vực tiên phong mới, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống, văn minh và hiện đại.
Thành phố Đà Nẵng luôn đồng hành, tạo điều kiện để Đại học Duy Tân phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố”, ông Lê Trung Chinh đề nghị.
Trường đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 11/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của miền trung.
Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 2/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 10/2024, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1115/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại học của Việt Nam và cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành Đại học.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã thực hiện điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại hiệu trưởng, hiệu phó nhiều trường THPT, đảm bảo công tác nhân sự cho năm học mới 2024-2025.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM bổ nhiệm ông Phạm Phương Bình - chuyên viên Phòng Giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp và đại học - giữ chức vụ Phó phòng này; bổ nhiệm bà Lê Trần Dạ Thảo - giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quận Tân Bình - làm Phó giám đốc trung tâm này.
Bên cạnh đó, Sở thực hiện bổ nhiệm lại với các trường hợp sau: ông Lê Thanh Tòng - Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Bi; bà Nguyễn Thị Thanh Trúc - Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì; bà Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Chiểu; bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Hiệu trưởng Trường THPT Phong Phú; ông Phạm Quang Hiếu - Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt; ông Vũ Quốc Phong - Giám đốc Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm;…
Đáng chú ý, trong đợt điều động, bổ nhiệm hàng loạt hiệu trưởng lần này còn có ông Trần Nghĩa Nhân. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM điều động ông Trần Nghĩa Nhân - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú (Quận 6) - sang làm Hiệu trưởng Trường THPT Nam Sài Gòn (Quận 7).
Được biết hiệu trưởng tiền nhiệm Trường THPT Nam Sài Gòn là ông Phạm Thanh Nam, trước ông Nam là Hiệu trưởng Đào Văn Lợi.
Trường THPT Nam Sài Gòn tiền thân là Trường dân lập Nam Sài Gòn do Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng thành lập năm 1997. Và sau 5 năm hoạt động đến năm học 2002-2003 trường được trao tặng cho thành phố và chuyển thành cụm trường bán công Nam Sài Gòn (gồm trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT).
Sau đến năm học 2006-2007, UBND TP.HCM cho phép chuyển Trường THPT Bán công Nam Sài Gòn đổi thành Trường THPT Nam Sài Gòn và trực thuộc Sở GD-ĐT. Đây là trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ trường trung học.
Bên cạnh, việc đầu tư chuyên môn giảng dạy nhằm đảm bảo phương châm “thầy dạy tốt - trò học tốt”, nhiều năm qua Ban giám hiệu nhà trường còn chú trọng xây dựng môi trường giáo dục xanh với cơ sở vật chất rộng rãi tiện nghi và đặc biệt là hệ thống cây xanh bao quanh khuôn viên trường.
Đặc biệt, trường còn đầu tư xây dựng sân chơi rộng rãi như một công viên có nhiều khu trò chơi vận động giúp các em vừa thư giãn vừa hoạt động thể lực, nâng cao sức khỏe. Tất cả các em đến học tại trường không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn được dạy lễ nghĩa, nề nếp và cả GD thể chất.
Thêm vào đó, nhà trường cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phối hợp tốt trong việc GD giữa nhà trường và gia đình.
Hiện nay, toàn trường có các lớp từ tiểu học đến trung học cùng hội đồng sư phạm nhà trường là các thầy cô có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
Khi trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Nam Sài Gòn đã được trang bị và gặt hái cho mình nhiều thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp GD. Cùng với sự quan tâm ủng hộ, sự đồng thuận của các ban ngành đoàn thể tại địa phương cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.